Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

SÔNG NƯỚC RUỘNG ĐỒNG QUÊ HƯƠNG









 














 

 

 



 
 

 







 


 

 

 








 
 
 
 
 
 








 













 
 
Cuộc sống thiếu thốn, rất nhiều người thuộc thế hệ 8X đã lớn lên cùng những trò chơi, những món đồ chơi cực kỳ mộc mạc. Đôi khi chỉ với những chiếc lá, mẩu gỗ, viên sỏi, mảnh sành, đôi dép và cái lon sữa bò..., mà 8X thời ấu thơ cũng có thể chơi cả ngày không chán.
Tuổi thơ thiếu thốn, không có gì chơi, có thể ra vườn cắt tàu lá chuối về làm “súng” nổ lốp bốp
Chơi đồ hàng. Đóng vai bố, mẹ, con thành một gia đình nhỏ xíu. Lấy lá dâm bụt làm tiền. Hái một xấp tiền rồi đi chợ mua đồ ăn, cũng trả lại tiền...
Cười giòn tan với trò lia ống bơ (nhiều nơi gọi là tạt lon)
Những trò chơi tự chế không thể nào quên của thế hệ 8x
Ấu thơ trong phần lớn những cô nàng 8X sẽ có trò chơi nhảy dây
Những con quay (con vụ) không thể thiếu trong kỷ niệm tuổi thơ của 8X
Súng cao su (ná) loại làm bằng dây chun

 
Cỏ gà và chọi cỏ gà
Còn của các anh chàng 8X chắc chắn có trò bắn bi
Diều tự chế từ giấy


 
Súng phốc (còn gọi là súng đốp) làm từ ống tre nhỏ. Cho quả xoan non hoặc giấy vụ vo trò vào làm “đạn” bắn đau điếng, "tức muốn chết"!
 
cỏ chọi nhau
Nhụy hoa phượng làm móc câu để chọi nhau
Làm đồng hồ từ lá rứa dại, lá chuối
Chuồn chuồn cắn rốn
Kéo mo cau
Đi bắt dế, chơi trò đá dế
Trò tung dép
Trồng nụ trồng hoa
Lấy que tính nhựa chơi trò chấm song
Chơi ô ăn quan
Đánh chuyền. 10 que tre cùng trái banh nỉ là hội con gái có thể ngồi chơi cả chiều
Gẩy vòng chun (bắn chun). Nếu vòng chun này đè một phần lên vòng chun kia thì thắng
Tú quẹt nhọ nồi
Tuổi thơ thiếu thốn của thế hệ 8X khác tuổi thơ đầy đủ của em, của con, của cháu, của những thế hệ sau họ rất nhiều. Nhưng dù thiếu thốn, bao nhiêu người 8X vẫn lớn lên, vẫn trưởng thành và cảm thấy trân quý, "rưng rưng" với tuổi thơ mộc mạc ấy.
Những trò chơi đơn giản, ngây ngô mà "vui thả ga" của ngày xưa có lẽ sẽ còn in sâu trong ký ức của thế hệ 8X. Để mỗi khi nhớ về, họ thấy lòng thanh thản, bồi hồi và mỉm cười với "1 vé đi tuổi thơ"...







 


 








 
 








 



 

 











 
 
 













 
 

 




 







 
 
 

 

 

 
 
 
 




 


 
 
 
 
 













































 





 



 
 
 


 
 
 




 






 










 













































 


 

 

 





 [IMG]




 [IMG]


 








 [IMG]
 


















 








 
 
 

 





 




 













 






























 

 


 

 




 





 
 
 







 










 

 
 







 
 
 
 











 






 




 
 
















































 
 


















































 
 
 

 
 
 

 
 



















 
























 
 

 













 




 
 


 

 



 

 















 








 
 



 

Thêm chú thích





























NỘM HOA CHUỐI ĐÃI BẠN




Lùng sục trong làng tôi thu về hai hoa chuối hột tươi nguyên, chắc như bắp của chàng trai tuổi đôi mươi. Hoa chuối thì chẳng thiếu nhưng giống hoa chuối ngự hay chuối tiêu ăn chát mà không giòn, màu lại thâm xỉn. Bạn tôi vào cuộc bằng việc giúp tôi pha một chậu nước sạch đã trộn những hạt muối cái trắng và vắt vào đấy hai quả chanh tươi. Hai bắp chuối được tôi bóc đi những phần nang (bẹ) già để lại những nang tươi non nõn nà. Thớt đã liền kề, dao sắc đã sẵn, tôi thái ngọt ngào tạo thành những sợi đều như sợi chỉ trước con mắt thán phục của bạn, nó hay đâu rằng tôi làm việc này rất quen bởi từ ngày mặc quần lỏn tôi đã thái không biết bao là chuối cho việc nuôi “bạn lớn” (lợn bán). Bạn tôi tò mò khi thấy tôi giữ lại hai nang chuối còn nguyên vẹn cùng ngâm hai phút trong chậu với những sợi chuối.
Công đoạn hai là phần thái chỉ tai lợn và tôm nõn đã “đồ” cho giữ nguyên vị ngọt. Mỗi thứ được đồ riêng để khỏi bị ám mùi của nhau vả lại tai lợn phải đồ kĩ hơn. Sau nhoáng cái, một đĩa tai lợn thái chỉ, một đĩa tôm nõn thái chỉ đã được “yên vị” ngay ngắn trong bàn cùng giá đỗ đã được khéo léo trần qua nước sôi để cho ráo.
Tôi bao giờ cũng cầu kì ở phần gia vị: những quả ớt ương (ớt đã gần chín) đã được thái chỉ, nước chanh tươi vắt sẵn bỏ hạt, một chút đường, một chút nước vừa đủ. Thứ lạc vừng quê đã sẵn lại ngon cũng đã được khéo léo chuẩn bị. Vừng được giã mịn bằng cối chứ không đem xay dễ bị chảy dầu, bết bón cục như người thị thành thường làm. Lạc thì giã dập ba dập tư để còn cảm được vị giòn thơm, bùi béo. Tôi pha trộn gia giảm vừa đủ, khéo léo đến nỗi bạn tôi chăm chú quan sát, phải bật lời:
- Dễ cánh con gái thị thành phát ghen với mày thôi.
Chưa hết ngạc nhiên, tôi đem phần nộm đã được trộn đều cho vào nang chuối đầy đặn, đặt gọn trong đĩa bầu dục, phần bên hông nang chuối là những rau mùi ta, mùi tàu, tía tô đã được vợ và con trai phụ giúp nhặt rửa thật sạch, khẽ khàng không để bầm dập. Khi đã trải đủ màu xanh vây lấy nang chuối đầy xăm xắp nộm hoa chuối thì nang chuối như một con thuyền đang bồng bềnh giữa biển xanh. Tôi chỉ trình bày một cách cầu kỳ này với bạn tôi và khách để mọi người hay rằng quê nhà bây giờ cũng văn minh lắm không chỉ biết ăn bằng miệng mà còn ăn bằng mắt, bằng lỗ tai. Còn nếu là khách trong nhà thì chỉ việc ngắt một phần ngọn lá chải xuống và đổ đầy hoa chuối nộm cho thật là dư dả thoải mái.

Sau ba cú điện thoại, ba thằng bạn thuở chăn trâu cắt cỏ đã lập tức có mặt. Năm đứa chúng tôi thế là được ngồi “chung một chiếu” hàn huyên ngày xưa chuyện cũ. Thứ rượu “đậu” quê nút lá chuối đem lại sự hăng hái đến lạ. Nộm hoa chuối kẹp với bánh đa vừng - thứ bánh đa vùng ven biển chúng tôi vẫn là ngon nhất. Bạn tôi cũng đồng tình khẳng định đây là đồ ăn thức uống hàng ngày của dân đi biển nên chẳng bao giờ bị làm điêu làm giả. Bạn tôi còn lấy làm tự hào nhắc lại chuyện ngày tôi ra Hà Nội đi ăn phở cùng với nhóm bạn Hà Nội cứ một mực đòi ăn bánh đa với phở chứ nhất quyết không chịu ăn quẩy làm nhà hàng chiều khách phải chạy bở hơi tai. Không hiểu chạm tự ái hay cao hứng tôi đã thuyết thế nào là bánh đa rồi tên gọi khác của bánh đa ở các vùng miền trong cả nước là gì và kết luận hùng hồn đầy tự hào “văn minh bánh đa” có trước “văn minh quẩy”. Chuyện cũ kể lại chung nhau cười ngất ngất. Tất cả chúng tôi cùng ăn no nê món nộm hoa chuối đậm đà chất quê vườn nhà.


Quả nấu chua


Để nấu món ăn có vị chua từ đậm đà đến dịu nhẹ, người Việt dùng nhiều loại quả tự nhiên. Mỗi loại có một kiểu chua khác nhau, từ đậm đà đến thanh tao.
Me

Me thường được dùng để nấu canh chua theo kiểu Nam Bộ, chủ yếu là canh chua cá. Người ta dùng cả me sống và me chín để nấu. Me sống là me còn xanh, có vị chua thanh, thoảng chút chan chát. Me chín cho mùi thơm và hơi ngọt. Người miền Tây với món cá linh nấu canh chua, thường dùng me sống, để nguyên trái rồi giầm trong nước canh. Vị béo của cá hài hòa với vị chua vừa phải của me, cộng thêm cái nhân nhẩn của rau (thường là so đũa, điên điển) tạo nên vị ngon vô cùng dân dã. Ngoài ra, người ta còn dùng me chín để rang tôm, cua, sò hoặc làm một số nước chấm đặc biệt để chấm cá, khô. Mùa me chín rộ, để trữ me dùng dần, nên bỏ vỏ, bỏ cả hạt (để tránh mối mọt đục khoét), rồi cho me vào keo, sẽ dùng được cả năm.
Tai chua

Tai chua (chủ yếu được dùng dưới dạng phơi khô), phổ biến trong những món ăn miền Bắc. Thường thì người ta dùng tai chua để tạo vị chua cho món ăn một cách nhẹ nhàng, thoang thoảng, thanh thanh chứ không đậm. Nếu nấu canh chua, lượng tai chua sử dụng phải nhiều. Nếu me khi nấu chua chỉ tán lấy nước thì tai chua có thể vừa tạo vị chua, vừa ăn được như một loại rau, xen kẽ giữa nhiều loại rau khác. Ngoài ra, tai chua còn dùng để kho cá. Nồi cá kho có thêm ít tai chua sẽ có mùi thơm đặc trưng đặc biệt là cá bống kho tiêu. Khi nấu bún riêu, nhiều người cũng cho tai chua vào để nước dùng ngon hơn.
Bần

Bần là loại cây hay mọc sát mé sông để giữ đất, bần cho trái rất chua. Trẻ con vùng quê đi bơi sông hay hái bần ăn sống, chua nhăn mặt nhưng vẫn thích. Nhưng nếu ăn kỹ, chấm với muối thì sau vị chua chực là cái hậu ngọt thanh thanh. Người ta dùng bần để giầm nấu canh chua, canh ngót. Canh chua bần ngon nhất khi nấu với cá ngác. Ngoài ra, khi nấu lẩu chua cũng có thể cho bần, kiểu gì cũng ngon. Bần cũng được xắt mỏng trộn với khô mặn, mắm ba khía giống kiểu xoài sống nhưng đặc biệt hơn.
Sấu

Có lẽ trong những loại quả trên, sấu thuộc hàng “sang” hơn hẳn và là đặc sản của Hà Nội. Trong món ăn, sấu xanh thường được dùng để nấu canh với sườn, thịt nạc hoặc cho vào nước rau luộc giầm để làm canh. Vị chua của sấu rất riêng, đậm, mát và có mùi thơm dịu. Ngoài ra, vịt nấu sấu cũng là một món ngon khác khá nổi tiếng của người Hà Nội. Khi nấu với sấu, vịt ngấu cái vị chua thanh của nó, không còn mùi tanh mà thịt cũng ngon và đậm đà hơn. Ngoài ra, người ta còn dùng sấu để ngâm muối, ngâm đường để ăn chơi hoặc pha nước uống rất mát.
“Biên độ” chua và mùi vị của từng loại quả trên khác nhau. Đặc biệt, tùy vùng miền mà người ta biết đến quả nào nhiều hơn. Ngoài ra, còn có nhiều loại “quả chua” phổ biến khác hay dùng trong món ăn như chanh, tắc, khế, thơm… nhằm giúp món ăn ngon và độc đáo theo những cách khác nhau.



Cá Kèo Nướng Ống Tre – Món Ngon Sông Nước Miền Tây

Cá kèo được xem là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho người miền Tây. Với hương vị thơm ngon đặc biệt, cá kèo có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có món cá kèo nướng ống tre dân dã mà để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người thưởng thức.

Vào mùa nước nổi, ổ của cá kèo bị chìm sâu trong nước nên cá kèo trôi nổi khắp các kênh rạch, đấy cũng là thời điểm mọi người nô nức rủ nhau đi bắt cá kèo. Khi bơi toàn thân cá kèo dựng đứng dưới nước còn đầu thì nổi lên trên mặt nước nên người miền Tây có câu nói vui: “ngồi ghế hạng cá kèo” để mô tả cảnh người đi xem hát mà không có ghế ngồi, phải đứng xem.
Cá kèo tươi bắt về phải được làm sạch, dùng lá tre hay lá ổi vút cho cá sạch nhớt, rửa lại với nước sạch, để ráo. Thịt cá kèo có vị ngọt, ruột cá có vị béo, mật cá đăng đắng (vì vậy khi làm cá, mọi người thường giữ lại bộ lòng), nhưng chính những hương vị ấy lại làm mê mẩn cả những người sành ăn nhất.

Cá Kèo Nướng Ống Tre - Món Ngon Sông Nước Miền Tây
Ướp cá với muối, mì chính, đường, tỏi, hành, ớt khoảng mười lăm phút cho cá thấm gia vị. Ống tre cắt thành từng khúc nhưng vẫn giữ lại đầu mấu hai bên.
Chẻ ống tre ra làm đôi, thoa một lớp dầu phộng bên trong lòng của ống tre để khi cá chín không bị dính vào ống. Rau răm rửa sạch, để ráo rồi xếp một lớp rau răm vào trong ống tre, đặt cá kèo lên trên rau, đậy nửa còn lại của ống tre lại, dùng dây thép buộc chặt ống tre và nướng trên bếp than hồng.
Phải lật trở ống cá thường xuyên để cá được chín đều. Ống tre có thể bị cháy sém nhưng không ảnh hưởng gì đến phần cá bên trong bởi người miền Tây luôn để lửa than nóng vừa phải ssao cho cá luôn chín trước khi ống tre bị cháy hết phần vỏ ngoài.
Dưới sức nóng của lửa than, nước hai bên đầu mấu ống sôi xèo xèo, thơm ngát, rất thú vị và vui tai. Nướng ống cá khoảng mười lăm phút là cá chín. Khi mở ống tre ra, một mùi thơm quyến rũ lan tỏa, rất hấp dẫn.
Những con cá kèo chín nóng hổi, vị ngọt, thơm phức hương vị của hành, tỏi, ớt, rau răm quyện với hương thơm độc đáo, rất lạ từ ống tre khiến những ai được thưởng thức món ngon này một lần sẽ nhớ mãi không thôi . 
Trong nững ngày mùa thu se lạnh, được thưởng thức món cá kèo nướng ống tre cùng bạn bè, người thân giữa ngàn sông nước miền Tây thật không gì thú vị bằng. Tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè vì thế lại càng thêm yêu thương và gắn bó nhau hơn.





 http://dothanhphong.com/wp-content/uploads/2013/05/Cau-ca-truyen-thong.jpg






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét