Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

HƯƠNG QUÊ











 








Một vé trở về tuổi thơ với bộ ảnh ngộ nghĩnh Tuổi thơ ơi 







 


 

 
 


































 






http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/28300695.jpg




























Dù có xa đến mấy, tuổi thơ vẫn là những tiếng cười đầy ắp trong trái tim chúng ta.





Tuổi thơ là những chiều ngủ quên trên lưng trâu, là những giấc mơ về một cuộc sống đủ đầy, về chiếc cặp đầy sách, về manh áo mới...

Tuổi thơ là những ngày nắng trốn mẹ đi chơi, là những bờ tre lao xao gió khi hè về...

Tuổi thơ là chú chim cu gù, là những lồng tre, lồng nứa bố thức khuya tự làm...
Tuổi thơ là những lem luốc trong những ngày hè cởi trần đi đá bóng, là những giọt nước mắt về nhà khi bị bóng va trúng người đau điếng, rồi lại được mẹ dỗ dành, nâng niu...

Tuổi thơ là những cánh diều, là trò bắn súng chun, là trò chơi quay, nhảy dây... vang vọng tiếng mấy đứa cười đùa khanh khách...



























 




 


 


 Đậu hũ - hồn quê xứ Quảng




 



 


 

 

















 








66a.jpg











 Ngày bé được mẹ/bà chở đi chợ, ngồi trong giỏ xe. (Ảnh trong chủ đề Ha Noi)
danh-khang.jpg
Hình ảnh: Trò chơi thuở bé,








 



 


 





 






Hình ảnh: Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

ĐK:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá ngiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người




































Hình ảnh: Người Phu Kéo Mo Cau

Trò chơi thuở bé, anh ưa kéo mo cau 
Chở em khắp ngõ vườn 
Cô bé mỹ miều, cười run run bờ vai 
Tay ôm chắc vành mo... 

Chiếc tàu mo nhỏ bé 
Anh giả người phu xe, hỏi "Đi đâu bé à ?" 
Em trả lời "- Nhà em ở cuối thôn" 
Mo cau anh lại kéo, làm vui cô bé nghèo. 

Trò chơi ngày ấy, theo năm tháng buông xuôi 
Giờ em quên mất rồi... 
Mưa đổ liên hồi, kỷ niệm xưa mồ côi 
Anh lưu luyến đầy vơi... 

Chiếc tàu mo mòn mỏi, nay chẳng còn ra chơi 
Giờ đây em lấy chồng, 
May áo hồng, bỏ cuộc chơi ngóng trông 
Mo cau anh một bóng, ngồi nghe sao thắt lòng ! 

ĐK: 
Em ơi, em ơi ! Chuyện xưa chuyện cũ, theo gió chiều mênh mông 
Khi em sang sông, làm sao mà biết.. trời tan vì đêm mưa... 
Em ơi, em ơi ! Chuyện xưa chuyện cũ, đâu có ngờ chia ly... 
Khi em vu quy, làm sao em chợt nghĩ.. chuyện mo cau đáng gì !... 

Hỏi ai còn nhớ.. tên phu kéo mo cau 
Chở rong cô khách nghèo 
Nay đã hết rồi, tuổi thơ tìm đâu 
Nghe tan tác bể dâu... 

Kỷ niệm xưa hờn dỗi, anh lối mòn chở mo, 
thì em xây tiếng cười... vui với người, 
Bỏ mặc phu lẻ loi, ôm mo cau cằn cỗi 
Tình bay xa cuối trời.....



Hình ảnh: Nhớ quá tuổi thơ ơi (T_T)

Tuổi thơ là những buổi chiều cùng em trai dong chơi trên cánh đồng, thả con diều bay cao lên cùng gió. Là những buổi trưa tan học, dù bụng đói meo cũng không quên bắt bướm hái hoa dọc con đê làng.

Tuổi thơ là những buổi tụ tập cùng đám anh chị em con dì chú bác chơi “ô ăn quan”, “cơm canh rau muống”. Chí chóe đánh nhau rồi khóc, rồi lại làm lành, vẫn không thể thiếu nhau trong những trò chơi con trẻ.

Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.

Tuổi Thơ Là Những Ngày Dầm mưa cùng đám bạn và những trò đuổi nhau mà quên hết thời gian và lúc nào cũng bị ba đánh

và Tuổi thơ thấy mẹ dành dụm, chắt chiu từng đồng mua cho con bộ quần áo mới khi đầu năm học. Những đứa con của mẹ cũng cảm nhận được sự thiêng liêng đó, đã luôn cố gắng học tập chăm chỉ để bố mẹ vui lòng.

Ký ức tuổi thơ mãi là hành trang cho mình vững bước vào cuộc sống. Mỗi khi mệt mỏi hay chán chường, nhớ về những ký ức tuổi thơ chính là tìm lại nguồn động viên tinh thần mạnh mẽ.

mình nhớ những kỷ niệm xưa quá mỗi lần xem những dòng này và bài hát này khóe mắt lại cay cay.

AI CÓ THỂ CHO TÔI 1 VÉ ĐI TUỔI THƠ (T_T)












Hình ảnh: Bạn còn nhớ cái này không ^^



 Hình ảnh: Oh, trò này cũng thú vị lắm đấy chứ bạn nhỉ :))


 Hình ảnh: Bạn đã từng "Nghịch" trò này chưa ?
 Hình ảnh: Khi nhỏ bạn có làm cào cào ko?


Hình ảnh: Trò chơi thuở bé,


 



Hình ảnh: Và trò nặn pháo :)
 




 

 
 


 







 
 
 



 


































 







 





 
 
































 









 

 

 
 301011_thoi-su_thot-tim02.jpg
 301011_thoi-su_thot-tim01.jpg
 301011_thoi-su_thot-tim04.jpg
 choi_quay_325178247_copy_copy.jpg

17_170412DOOLThangKGS012.jpg



17_170412DOOLThangKGS011.jpg





Xin-dung-danh-mat-nhung-tro-choi-truyen-thong_Tin180.com_002.jpg


 

















Tết hình lá dứa, lá cọ. (Ảnh trên trang Ha noi)

quay



















choi-chuyen




nhay-day























 































 










 

 



 









 

 































 




































 













    








 





















 


 




 















keo-keo


ban-kem



Tết hình lá dứa, lá cọ. (Ảnh trên trang Ha noi)































 







Cua đồng...món ngon tuổi thơ
Mùa mưa đến, đi chợ miền Tây đâu đâu cũng thấy cua đồng, tôi lại chạnh lòng nhớ ngày bé cùng lũ trẻ ở quê ra đồng bắt.
Luộc lấy một nồi, lũ trẻ xúm quanh tấm lá chuối đựng "chiến lợi phẩm”, cầm mai cua húp phần gạch lẫn nước ngọt lịm, bẻ phần thân chấm vào chén muối ớt ăn ngon lành!

Thủa ấy, đôi khi, trong nhà túng thiếu thức ăn, má còn sai tôi ra đồng bắt cua về làm những món ăn khác mà cả nhà ưa thích như: cua đồng ram me, và cua đồng nấu canh bồ ngót.
Cua luộc.
Cua đồng mang về trước hết cho vào xô nhựa. Cho nước ngập cua và dùng que đảo nhiều vòng, xả nước lạnh cho sạch đất. Đập vài cục nước đá cho vào xô để cua chìm vào “giấc ngủ đông”, quên kẹp. Kế đến, bắt từng con ra và dùng dao nhọn chích yếm cho cua chết. Tách bỏ mai, yếm, rửa nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo.
Tiếp đến, cho cua vào cối cùng với ½ muỗng muối giã nhuyễn. Cho thịt cua vào thau khuấy đều với một ít nước, rồi dùng vợt lược bỏ xác (khoảng 3 lần nước) khi nào thấy nước cua hơi trong thì thôi. Sau cùng, cho nước cua vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi, vài phút sau, nhẹ tay sơ đều để riêu không bị dính dưới đáy nồi (nhớ hớt bọt). Điều chỉnh ngọn lửa nhỏ lửa (tránh bị trào), cho đến khi từng mảng riêu cua nổi lên trên mặt nồi.
Cua đồng nấu canh bồ ngót.
Bồ ngót tuốt lá, rửa sạch để ráo. Dùng tay vò giập lá cho vào nồi (bí quyết nấu của má tôi để lá bồ ngót không dai, có vị ngọt đậm). Chờ nước sôi một dạo, dùng vá dìm lá bồ ngót ngập trong nước riêu cua cho đến khi bồ ngót vừa chín tới (không để mềm quá, mất ngon). Nêm nếm gia vị (nước mắm, bột ngọt…) cho vừa miệng, nhắc xuống. Sau cùng, rắc lên trên một ít hành lá xắt nhuyễn, dầu ăn, và một ít tiêu xay.
Riêng món cua ram me, sau khi phần sơ chế cua xong, dùng dao chặt thân cua ra làm hai phần. Me chín cho vào tô, giầm me với nước sôi cho cơm me nở ra. Bỏ xác lấy nước me hòa cùng gia vị (muối + đường + bột ngọt + một ít nước mắm).
Cua ram me.
Phi mỡ, tỏi thơm rồi cho cua vào chảo xào có mùi thơm rồi đổ hỗn hợp nước me cùng gia vị vào cua. Dùng xạng sơ đều cho đến khi nước gia vị hơi sền sệt, cua chín màu đỏ gạch thì nhắc xuống, múc ra dĩa bên dưới có lót sẵn rau răm.
Bữa ăn đạm bạc đã được dọn lên trong đó có 2 món ăn cơ bản là cua ram me và cua nấu canh bồ ngót. Dùng đũa gắp một càng cua ram me cho vào miệng nhai giòn tan cùng với ít cọng rau răm. Vị ngọt của thịt cua hòa lẫn vị mằn mặn, the the, beo béo của gia vị tạo thành một hợp khúc “chân quê” ngon khó tả. Và một miếng cơm nóng, trong đó có chan vài muỗng nước canh bồ ngót (lẫn riêu cua) đưa lên miệng húp một cái, thật ngon và “bắt cơm”.

Hương vị đồng quê của món châu chấu rang






 Cách làm:

- Châu chấu cho vào chậu, giội qua nước sôi, xóc mạnh cho rụng bớt cánh, bớt càng chừng mười phút sau

- Đổ châu chấu ra chậu nước lã, vớt sạch cánh, càng, vặt đầu, rút ruột bỏ đi.

- Rắc ít muối, xóc đều, chừng năm phút sau rửa lại bằng nước sạch, vớt ra, để róc nước.

- Đặt chảo lên bếp, tráng qua một lớp mỡ mỏng cho đỡ bị xát chảo.

- Đổ châu chấu vào đảo nhanh tay.

- Khi thấy châu chấu từ màu vàng chuyển sang màu cánh gián, có mùi thơm đặc trưng, cho vào một bát nước dưa (cà) muối và chút mì chính cho đậm đà.

- Đảo đều tay tới khi cạn hết nước, khô cong, châu chấu có màu nâu bóng, mùi vị đậm nồng là được..

- Rắc lá chanh thái chỉ lên trên.

- Bày ra đĩa.

- Ăn nóng với cơm.

* * *
 Có dịp về quê ngày gặt, thế nào bạn cũng theo đàn trẻ con bắt châu chấu về rang.

Khi lúa trổ đòng và chuẩn bị bước sang ngày chín rộ, tầm tháng 4 tới tháng 9 âm lịch, châu chấu rộ lên cứ như đó là mùa của riêng nó. Người nông dân có thể kêu than phiền hà về sức phá hoại lúa thật tàn khốc của châu chấu nhưng họ cũng có cách để biến chúng trở thành một dư vị đáng yêu trong cuộc sống với món châu chấu rang.
Bắt châu chấu chuyên nghiệp, bạn chỉ cần trải mùng rộng phủ lên mặt cỏ, đêm xuống châu chấu theo thói quen đỗ xuống nghỉ ngơi và thế là mắc bẫy. Đã thế, chúng có thói quen di chuyển theo đàn, nghỉ ngơi cũng cả đàn, những chiếc khớp nhỏ chi chít trên chân của chúng mắc lại lưới mùng dày và nhỏ, sớm ra bạn chỉ việc thu mùng về là có cả đàn châu chấu trong đó. Người lớn hả hê vì tóm gọn kẻ thù phá hoại mùa màng, còn trẻ con thì rất hứng thú với việc vòi người lớn làm món châu chấu rang. Có thể vì thế mà đôi khi người ta gọi đó là món ăn của tuổi thơ.
Cũng không ai hợp hơn đám trẻ con với kiểu bắt châu chấu dân dã và quen thuộc bằng vợt tự chế. Chỉ cần lưới mắt nhỏ hoặc túi nylon buộc căng tròn vành miệng túi và gắn vào đầu que là được chiếc vợt đơn sơ rồi.

Nếu bạn dùng túi nylon, nhớ đâm thủng vài lỗ nhỏ (nhỏ hơn con châu chấu) trên túi để tránh cản gió, khi vợt sẽ nhanh hơn nhờ không khí lọt qua lỗ. Nếu muốn tránh tổn hại đến lúa thì bạn lùa nhẹ thân lúa cho châu chấu khẽ bay thành đàn lên là vợt, hoặc bạn trực tiếp vợt nhẹ trên đầu ngọn lúa, châu chấu theo phản xạ bay lên cao lọt vào vợt của bạn là vừa. Cẩm theo một chiếc chai nhựa để dốc châu chấu từ vợt vào chai.
 
Không phải ai cũng may mắn có được những kỷ niệm tuổi thơ đáng yêu cùng với món châu chấu rang đậm đà hương vị đồng quê, nên có người thấy ai đó xiên châu chấu lên nướng thì chỉ thấy ghê chứ không biết ngon. Hoặc ở một thái cực khác, có người đôi khi tự ám thị cho chính bản thân, nhiều người khen ngon thì họ ăn thấy ngon. Vì thế mà châu chấu được bày la liệt ở chợ, chết còng queo tanh hôi mấy cũng được mua với giá cao, người chế biến chắc sẽ cố ý rắc thêm nhiều lá chanh hơn nữa!

Trong các quán nhậu ở thành phố, châu chấu rang được gọi bằng cái tên mỹ miều là “tôm bay” và hầu hết được thưởng thức ở dạng một món ăn gây cảm giác mạnh như ăn sâu ăn bọ. Người ta đã vô tình thô thiển hóa một món ăn tươi ngon, thanh nhã, dân dã và vốn rất đáng yêu những rung cảm ấu thơ. Hãy thử một lần ngắm trẻ con mải miết và hào hứng vợt châu chấu trên cánh đồng ngày mùa. Thử hít căng lồng ngực mùi hương lúa chín, thử nếm vị sương buổi sớm đọng trên ngọn cỏ, thử ra vườn bứt lá chanh nhựa và hương tứa ra thơm phức, thử lắng nghe những ai có tuổi thơ bắt châu chấu say sưa kể chuyện kỷ niệm, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy món châu chấu rang mang đến cho bạn cảm giác lý thú như thế nào.

Bạn có tin bắt châu châu có thể dùng “mỹ nhân kế” hay không? Đơn giản thế này nhé: Vặt cẳng châu chấu cái, thả trên đám rạ ngày mùa, chỉ một lúc sau là những chàng châu chấu đực “háu chiến” đã sà xuống cặp kè, vậy là thả một mà bắt hai, chỉ việc nhón tay túm nhanh gọn từng đôi một! Hẳn bạn đang cười mỉm cảm thấy cuộc sống hồn nhiên quá đỗi. Cái thú của món ăn đôi khi đến từ những xúc cảm rất hồn nhiên như vậy!
Những ai chưa quen ăn châu chấu rang, ban đầu chưa dám nhai kỹ thì thấy như ăn tôm còi nhiều vỏ, một hai miếng quen miệng thấy thơm ngon như thịt gà, thịt ếch. Ăn quen miệng rồi thì… không biết tả ngon như thế nào nữa. Vị ngon ngọt của châu chấu rang giống như nhiều vị ngọt của món ăn nhiều đạm, nhưng thêm vào đó là rất nhiều hương thơm đồng quê như mùi cỏ non đọng sương sớm, mùi lúa chín vào mùa, mùi lá chanh đang bứt ở vườn nhà, mùi rang cháy cạnh những thân càng châu chấu mập mạp… Chưa ăn thì ngại, ăn rồi thì… nghiện. Tới khi có dịp về quê ngày gặt, thế nào bạn cũng theo đàn trẻ con bắt châu chấu về rang.


Châu chấu giờ được thêm nếm nhiều kiểu nhiều món như làm lẩu, tẩm bột rán, xào chua ngọt… Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng châu chấu rang theo cách dân dã nhất là ngon nhất vì nó giữ nguyên hương vị đồng quê.

Chai châu chấu bắt về, dội nước sôi vào, lắc vài phút cho gẫy cẳng, gẫy cánh. Đổ châu chấu ra rổ xối sạch nước, có thể vặt đầu nếu châu chấu già lứa, không nên bẻ càng vì càng thường béo mẫm thơm ngon. Khi ráo nước thì bạn cho châu chấu vào rang như rang tôm, tức rang cho khô nước mới rót dầu ăn vào, nêm nếm đủ vị và nên hơi mặn 1 chút cho châu chấu giòn. Khi châu chấu chín vàng đều và sực mùi hương đặc trưng thì tắt bếp, rắc lá chanh thái sợi và đảo đều. Lúc ăn có thể vắt thêm quất. Một lưu ý nhỏ nữa khi rang châu chấu là cũng giống như rang nhộng, bạn không nên đảo nhiều bằng đũa làm nát bụng châu chấu, nên rang khô và xóc hoặc hất chảo khéo léo cho châu chấu tự đảo đều trên chảo.
Khi chứng kiến con gái khi trở lại thành phố say sưa kể chuyện cho các bạn nghe bé đã tự tay bắt châu chấu như thế nào, đồng quê thơm ngát và tràn đầy gió mát ra sao, tấm tắc khen món châu chấu rang ngon chưa từng thấy… tôi mới thấm thía rằng người ta cảm thấy một món ăn nào đó ngon không phải vì nó là châu chấu rang hay một món cụ thể nào, mà vì người ta đang được ăn bằng kỷ niệm, bằng cảm nhận thiên nhiên, bằng sự chan chứa của tâm hồn! Bất cứ lúc nào có thể, hãy tự mình hòa nhập với không gian thiên nhiên đồng quê, với nét văn hóa dân gian tươi đẹp để cảm nhận món ăn thêm ngon bạn nhé!

* * *

Châu chấu rang ngày mùa

Hồi còn nhỏ, mỗi lần nghỉ hè cũng đúng vào mùa gặt, tôi thường được "cho về quê" với ngoại và món châu chấu rang ngày ấy giờ vẫn quấn quýt trong trí nhớ tôi như một món ăn “xa xỉ” của tuổi thơ.
 Châu chấu lúa sau khi bắt ngoài đồng về được làm sạch, vặt hết cánh

Tôi còn nhớ mỗi lần đi gặt về, cầm mấy chai đựng đầy châu chấu sống còn nhảy lách tách, khuôn mặt ngoại rạng rỡ hẳn lên. Ngoại càng vui hơn khi thấy tôi rất háo hức và thích thú mỗi lần được thưởng thức món châu chấu rang đồng quê của ngoại.

Lớn lên một chút, tôi hay đòi ngoại cho ra đồng bắt châu chấu cùng. Thời điểm thích hợp nhất để bắt châu chấu là sau những trận mưa chiều. Lúc đó châu chấu bị ướt nên nặng cánh, không bay lên được, chúng bay loạng choạng quanh những bóng điện và mặt đất nên bắt rất dễ dàng

Dụng cụ bắt châu chấu chấu đơn giản là chai để đựng và chiếc vợt bằng túi nilông hoặc vải màn nẹp chặt bằng khung dây thép uốn tròn buộc với cán tre dài. Mỗi lần ngoại đưa chiếc vợt khua ngược chiều bay đàn châu chấu, chúng nghe động bay tan tác nhưng vì trời nhá nhem tối nên vẫn bị sa vào vợt.

Ngoại chỉ nhìn là biết ngay đâu là những chú châu chấu lúa, đâu là châu chấu tre trong khi tôi không tài nào phân biệt được. Ngoại bảo châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng nhiều trứng hơn châu chấu tre. Đặc biệt là loại châu chấu sim thân mù xanh, lớp cánh trong hồng phấn, bắp càng to ăn ngon nhất vì  ít ruột, thịt thơm và ăn béo ngậy.

Châu chấu có thể chế biến thành nhiều món khác nhau: châu chấu rang, châu chấu nướng, châu chấu xả ớt… nhưng món châu chấu rang ngoại hay làm là món tôi tâm đắc nhất trong những lần về quê.

Món châu chấu rang lá chanh mùa gặt

Rang châu chấu phải vặt hết cánh, vặt đầu nhè nhẹ tay để rút được hết ruột bỏ đi. Ngoại nhắc tôi không nên rửa bằng nước lã làm châu chấu bị tanh. Ngoại thường đổ nước sạch vào nồi, cho vào một chút muối rồi thả châu chấu vào. Đặt nồi lên bếp luộc chín rồi vớt ra bát, xong thả vào chảo mỡ đã đun nóng già. Dùng đũa đảo đều đến khi châu chấu ngả màu vàng sau đó mới cho một ít nước cà muối. Đó chính là bí quyết mà rất ít người biết đến để làm châu chấu được giòn, thơm và béo ngậy.

Tiếp tục đảo đến khi món châu chấu rang ấy cạn hết nước rồi rắc lá chanh đã thái chỉ cùng vài lát ớt đỏ tươi vào trông vừa ngon lại vừa đẹp mắt. Rang châu chấu không thể không có thứ lá chanh kia. Đôi khi chỉ vài sợi lá chanh thái chỉ cũng làm món châu chấu rang dậy mùi thơm tự nhiên.

Mâm cơm nhà nông mùa gặt đơn giản chỉ có châu chấu rang vàng ruộm với bát canh rau muống xanh mát, mấy quả cà pháo với bát tương sóng sánh mà với tôi nó như bữa cơm “xa xỉ”. Có lẽ không vì món châu chấu phải tới mùa mới có mà đó là món ăn do chính bàn tay yêu thương của ngoại dành cho đứa cháu ở xa.

Ở các vùng thôn quê, châu chấu rang là món khoái khẩu của không ít người. Giờ đây trên bàn nhậu, châu chấu rang còn được gọi bằng một cái tên mỹ miều khác là tôm bay rất hấp dẫn cánh mày râu. Không phải ai cũng có thể ăn được châu chấu, nhưng ăn được rồi thì lại thích và mong ngóng đến mùa lúa chín để có được đĩa châu chấu rang béo ngậy...







"Người Việt Nam rất cứng đầu khi phải thay đổi. Giải pháp để giúp đỡ người dân Việt Nam thực sự phức tạp hơn tôi nghĩ rất nhiều", Trần Hùng John viết sau 80 ngày xuyên Việt.

"Tôi đặt tên cuốn sách là "John đi tìm Hùng". Bởi vì tôi sinh ra và lớn lên bên Mỹ, từ nhỏ tới lớn không biết gì về VN", chàng trai 24 tuổi đã trải lòng như thế trong cuốn sách đầu tay của mình, sau khi trở về từ cuộc phiêu lưu Hà Nội - TP.HCM không một xu dính túi.

Đọng lại sau cuộc trò chuyện với anh là cảm giác bồi hồi xúc động về nghị lực và niềm tin của chàng trai trẻ, nhưng cùng với đó là sự đồng cảm xen lẫn xót xa khi Trần Hùng John thừa nhận, nhiều người không cho rằng anh là người Việt.

Cuốn sách của Trần Hùng John có thể giải thích một vài điều về góc nhìn của anh: Người nông dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đang sống thế nào và làm sao để giúp đỡ họ? Người trẻ sẽ vươn lên ra sao ở xã hội hiện đại? Ảnh hưởng của cha mẹ tới con cái? Rốt cục, người Việt có dịch chuyển hay không và họ nhìn về phía trước ra sao?
Nhiều người Việt thấy lép vế trước người nước ngoài
"Nhiều người Việt thấy lép vế trước người nước ngoài"

Khi bắt đầu chuyến đi, nhiều người nói nếu không mang tiền có lẽ anh sẽ phải bỏ mạng dọc đường. Anh có lo lắng không?

Thực ra, khi đi tôi đã hiểu một chút về VN, về người dân rồi. Tôi biết người Việt rất hiếu khách, rất thân thiện, đặc biệt ở vùng quê. Tôi nghĩ mình sẽ không chết. Nhưng nhiều người lại nói rằng tôi sẽ chết ở trên đường, nhất là ở khu vực miền Trung. Miền Trung nghèo, đi qua đấy không nhanh sẽ bị cướp đồ. Tôi nghĩ có lẽ họ không hiểu về người miền Trung vì họ chưa đi nhiều.

Thông tin về chuyến đi của anh hồi cuối năm ngoái thực sự đã lan đi như "lửa cháy trên đồng cỏ khô". Nhưng có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về mục đích của chuyến đi này. Anh muốn tìm về chính bản thân mình, hay tìm hiểu những người Việt Nam khác?

(Cười) Thực ra là cả hai. Tôi đã tìm được chính mình ở VN, đã thấy VN là nhà. Nhưng tôi không trả lời được cho chính mình về người Việt. Tôi thấy ở VN, mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều khác nhau rất nhiều. Nói là người Việt Nam như thế này thế kia, tôi e hơi khó.

Tôi sang đây sống một thời gian đã có cảm giác mình là người Việt. Nhưng nhiều người cứ nói Hùng sinh ra ở Mỹ thì sẽ không bao giờ là người Việt. Tôi xin lỗi phải nói điều này, ở đây, Việt kiều không bằng người nước ngoài, nhưng cũng sẽ không bao giờ là người Việt Nam.

MC Trần Hùng John trong một bản tin truyền hình.
MC Trần Hùng John trong một bản tin truyền hình.

 Tại sao anh lại nói Việt kiều không bằng người nước ngoài?

- Vì tôi thấy người Việt rất tò mò về người nước ngoài, thấy người nước ngoài như là cao hơn, tốt hơn mình. Họ thích người nước ngoài lắm. Khi tôi đến nhà hàng chẳng hạn, nhân viên nghĩ tôi là người Việt, họ sẽ phục vụ người nước ngoài trước tiên. Tôi mà mở miệng nói một câu tiếng Anh thì họ sẽ chạy qua chỗ tôi. Rất là kỳ! Tôi cũng bực mình.

Vậy, Việt Kiều có dành được sự ưu ái như vậy không?

Tôi không giải thích được cách nhìn của người Việt với Việt kiều. Có lẽ ngày xưa Việt kiều là những người đi khỏi nước mình, bỏ đất nước, nên người ta nhìn thấy lạ lạ, kiểu như: "Tại sao mày lại muốn về đây?".

Như trường hợp gia đình tôi, bà đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để tới Mỹ vì nơi đó có nhiều cơ hội hơn cho con cháu. Bà phải đi, nhưng thực ra bà rất nhớ Việt Nam và muốn về. Nhưng bây giờ đã hơn 30 năm trôi qua, bà sợ. Vì bà nghĩ Việt Nam vẫn như hồi xưa, khổ và nghèo. Bà bảo về đây không có tiền cho họ hàng, sợ họ nói.
Trên đường đi, anh lao động với nông dân để kiếm sống.
Trên đường đi, anh lao động với nông dân để kiếm sống.
Trong sách, anh cũng kể về một cô gái gặp trên đường đi và muốn quyến rũ anh. Cô ấy nghĩ anh là một cơ hội đổi đời cho cô ấy. Điều gì khiến anh cưỡng lại được sức quyến rũ của phụ nữ, khi họ muốn quyến rũ?

Tôi không giận cô ấy vì tôi biết cô ấy mất cha từ nhỏ, cuộc sống không dễ dàng gì. Cuộc sống của tôi từ nhỏ cũng có nhiều khó khăn lắm. Bố mẹ ly dị từ nhỏ, 14 năm tôi mới chỉ gặp bố một lần. Mẹ tôi nuôi 2 con một mình.

Hồi bé tôi cũng từng sống với bà ngoại. Khu bà ngoại ở nghèo lắm. Người ta đánh nhau, giết người, súng nổ bên tai là chuyện bình thường. 14 tuổi tôi đã bắt đầu đi làm, từ đó đến nay tôi đã làm rất nhiều nghề. Những trải nghiệm đó khiến tôi có cảm giác bây giờ điều gì mình cũng có thể vượt qua được.
Trần Hùng gieo mạ với bà con nông dân.
Trần Hùng gieo mạ với bà con nông dân.
Anh nói rằng Việt Nam rất đáng yêu, không đáng ghét như một số người đi du lịch nghĩ. Nhưng anh vẫn nhìn thấy những điều bất cập và nói ra một cách thẳng thắn. Lúc anh nhận xét những thứ như "bố mẹ ôm con chặt quá", hay "người Việt Nam rất cứng đầu khi phải thay đổi”, anh có ngại không và có phải cân nhắc nhiều không?

(Cười) Tôi nghĩ là phải nói thẳng vì nhiều khi họ không nhận ra điều đó. Tôi biết sau này nhiều người đọc sẽ không đồng ý với tôi, sẽ nói là "anh không sinh ra ở đây, không lớn lên ở đây nên không hiểu".

Nhưng tất cả những điều tôi nói là do tôi thấy đúng như vậy. Nhưng họ thì không muốn chấp nhận. Ở Việt Nam, cái "pride", cái tự hào rất khó để thay đổi.

Cảm ơn anh, chúc anh sẽ tiếp tục tìm thấy nhiều điều mới mẻ ở VN!

Theo Hồ Hương Giang
Vietnamnet


























Nguyên liệu:
- 500g bắp bò
- 3 củ gừng nhỏ
- 2 thìa đường hoa mai
- 2 thìa dầu ăn
- Gia vị vừa đủ
Thực hiện:
Bước 1:
Bắp bò rửa sạch, thái bắp bò thành miếng dày khoảng 1,5cm.
Gừng để nguyên vỏ, rửa sạch, thái chỉ.
Bước 2:
Ướp thịt bò với gừng, gia vị và dầu ăn trong vòng 20 phút cho ngấm đều.
Bước 3:
Đặt nồi thịt bò lên bếp đun với lửa to, lúc này bạn nhớ đảo liên tục cho thịt chín đều.
Tiếp tục đun với lửa to đến khi nước gần cạn.
Bước 4:
Khi nước trong nồi thịt bò gần cạn, bạn cho đường hoa mai vào, đảo đều.
Tiếp tục đun đến khi cạn hết nước. Tắt bếp, lấy ra đĩa ăn cùng cơm nóng.
Bò kho khô có thể ăn nóng hay nguội đều được. Món bò kho cạn với đường có thể bảo quản được rất lâu nên bạn có thể làm món này nhiều một chút để dành ăn dần bạn nhé! Thịt bò sử dụng phần bắp nên rất giòn và ngọt cộng thêm hương vị cay nồng của gừng sẽ làm cho bữa cơm ngày đông của gia đình bạn thêm phần ấm áp và ngon miệng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét