Trước đó, người quê tôi, thanh niên nam nữ nhất là trẻ con lứa tuổi từ 10 đến 15 đều chuẩn bị cho một mùa giăng câu ban đêm rất hào hứng, thú vị, vừa là một thú vui sôi nổi, vừa kiếm thức ăn cho gia đình, nếu gặp đêm giăng câu trúng thì đem ra chợ bán cũng tăng thêm thu nhập. Bộ đồ nghề để giăng câu là chiếc xuồng ba lá, một, hai cái rộng cá làm bằng tre đan, hình bầu dục, hai đầu bịt kín bằng hai miếng gáo dừa lên nước đen kịn, ở giữa là miệng rộng có hom gài để bỏ cá vào mà không thể thoát ra được, cây đèn soi tù mù đốt bằng dầu lửa hay sang hơn là đèn khí đá. Quan trọng là vài trăm “tay câu” với loại dây nhợ to cột sẵn những chiếc phao bằng nhựa, cứ khoảng hai mét tóm một lưỡi câu thả, độ sâu xuống khỏi mặt nước chừng năm tấc, mồi câu giăng là tép đất sống móc ngang lưng, nhưng chủ yếu là mồi trùn quắn (giun đất).
Chờ nước lớn đặt ống trúm bắt cá bống dừa - ảnh: PLHH
Giăng câu ít nhất là hai người đi một xuồng. Một người chèo, một người vừa thả câu vừa móc mồi. Xuống vài trăm tay câu cũng mất khoảng nửa tiếng đồng hồ, sau đó thì chống xuồng vào bờ hoặc neo xuồng lơ lửng giữa cánh đồng ngập trắng nước cao hơn ngọn lúa, xúm nhau chè cháo, hát hò “vui văn nghệ”. Rồi thì cứ khoảng một tiếng đồng hồ, tách ra, mổi xuồng mỗi hướng đi thăm câu, bắt cá, thay mồi… cho đến khi nước bắt đầu rút xuống kênh thì xuồng ai nấy lo cuốn câu trở về nhà. Câu giăng ban đêm tất nhiên phải lệ thuộc vào con nước xoay, có khi mới vừa sụp tối đã phải chống xuồng ra đồng thả câu, nhưng cũng có khi nửa đêm nghe tiếng nước đổ ào ạt sau chòi sực tỉnh giấc, mắt nhắm, mắt mở đẩy xuồng ra cho kịp con nước. Thời gian vô chừng nhưng ít ai có đồng hồ báo thức, thế nhưng người thôn quê như có giác quan thứ sáu, cứ sực tỉnh khi con nước lên, ít khi nào ngủ quên.
Dạo đó tôi chỉ là đứa trẻ con lên 14, 15 tuổi, khi ngủ thì ngủ mê mệt, lại thích đi giăng câu nên chiều tối, ngoài nhiệm vụ đào bắt ít nhất 500 con trùn đất, bỏ vào cái thùng nhựa ém đầy đất cho trùn không chết, lên chòi vịt của đứa bạn học cùng lớp trên kênh Nhỏ để đi giăng câu với nó, không quên đem theo mấy cuốn tập để học bài. Trong lúc chờ nước lớn, tôi với nó tranh thủ học bài dưới ngọn đèn dầu tù mù, mắt đã mỏi vì thiếu ánh sáng và buồn ngủ, còn bị cay sè vì khói đốt con cúi un muỗi. Chòi vịt của đứa bạn thấp lè tè, chật hẹp, đã nhiều muỗi, tay phải đập lia lịa để xua bầy muỗi đói lại còn tiếng vịt đẻ kêu inh tai nên học câu được, câu mất. Nhưng được cái, đứa em gái của nó thường nấu chè hột vịt cho ăn nên dù bài học bữa đực, bữa cái nhưng tôi vẫn thích. Chè hột vịt nhỏ em gái đứa bạn nấu vô cùng đơn giản, chỉ là đường thốt nốt bỏ vào nước mưa nấu sôi lên, đập chừng năm, sáu trứng hột vịt, vài lát gừng thơm thơm, cay cay thế mà thành món chè hột vịt ngon tuyệt cú mèo, tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ món chè dân dã này.
Một đêm như thường lệ, ăn chè xong, nghe nước đổ ào ào sau chòi, bầy vịt đẻ lại kêu vang theo quán tính, tôi và thằng bạn đứa xách cây đèn soi, đứa xách thùng trùn nhảy xuống xuồng. Bỗng nhỏ em gái của nó chạy theo đòi cùng đi giăng câu, tình huống bất ngờ này làm tôi bối rối lẫn khó chịu, vì trên xuồng có thêm một đứa con gái sẽ làm không khí mất tự nhiên, bởi lẽ tôi có thói quen sau khi móc mồi, thả câu xong thường nằm vắt chân, đầu gối lên mũi xuồng ngắm sao trời, ngắm trăng hát nghêu ngao mặc cho đứa bạn muốn chống chèo thế nào tuỳ thích. Nếu có thêm em gái nó chắc chắn tôi sẽ mất tự nhiên. Thấy tôi có vẻ không bằng lòng, đứa bạn lại cười khì bảo có thêm em gái nó có khi lại được việc vì nhỏ em nó chèo xuồng rất giỏi, biết cách móc mồi rất “nhạy”, con cá nào ăn cũng dính. Anh nó nói thế thì tôi đành chịu.
Đi đặt lộp bắt tôm càng ven sông rạch - ảnh: PLHH
Quả đúng như thế, sau khi lên xuồng, đứa bạn trao mái dầm cho nhỏ em.
Giữa lúc tôi tưởng “con bé” sẽ loay hoay chèo chống thì chỉ vài cái
động tác quậy nước, chiếc xuồng băng băng lướt trên cánh đồng rộng. Nhờ
có nhỏ em chèo xuồng, tôi và thằng bạn đứa móc mồi đứa thả câu rất
nhanh. Đêm đó tôi mất tự nhiên và… mất hứng, không nằm vắt chân, tựa đầu
lên mũi xuồng hát nghêu ngao nữa, nhưng bù lại được một đêm gỡ cá mệt
xỉu vì được nhỏ em đưa bạn “dạy” cho kinh nghiệm móc mồi trùn dụ cá mà
lâu nay tôi không biết. Mồi trùn phải móc nguyên con và không bao giờ để
cho bị đứt, cũng như lúc nào cũng phải chừa khúc đuôi con trùn ở đầu
lưỡi câu cho nó “loe ngoe” thì cá mới thấy. Thật đơn giản, nhưng không
phải ai cũng biết cách móc mồi trùn sao cho con cá nó “thấy”, vì thường
tôi móc hết con trùn, móc luôn khúc đuôi của nó vào mũi lưỡi câu để
giấu. Như thế là mồi “tĩnh” chứ không phải mồi “động” theo cách nói của
nhỏ em thằng bạn. Một bài học của… giăng câu.Bao nhiêu năm rồi, quê tôi mỗi năm vẫn một mùa nước nổi vào tháng Bảy âm lịch theo như câu nói dân gian: “Tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ”. Nhưng cánh đồng mùa nước nổi ngày xưa có còn nhiều người giăng câu như chúng tôi thủa đó? Riêng tôi vẫn nhớ những đêm giăng câu ngủ trong căn chòi chật hẹp, cheo leo trên bờ kênh Nhỏ của đứa bạn học cùng lớp ngày xưa. Nhớ như in lúc tranh thủ học bài, tay đập muỗi, mắt cay sè vì khói con cúi, tai nghe tiếng bầy vịt đẻ kêu ồn ào báo con nước lớn và món chè hột vịt nấu đường thốt nốt thơm vị gừng cay của “cô bé” đã dạy tôi bài học móc mồi trùn câu giăng ngày nào.
Xuồng ba lá là người bạn đồng hành, cũng có thể nói là người bạn đời thủy chung, son sắc gắn bó với con người nơi đây suốt lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này.
Hàng trăm năm qua, từ ngày cha ông đi mở
đất đến nay, chiếc xuồng ba lá luôn giữ một vị trí quan trọng đặc biệt
trong đời sống của dân vùng U Minh Thượng…
Chiếc xuồng ba lá có mặt ở khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ở
vùng thuộc rừng U Minh xưa và U Minh Thượng của Kiên Giang ngày nay thì
nó là phương tiện chiếm đại đa số.
Xưa kia, với một nơi địa hình bị kênh rạch chằng chịt chia cắt, rừng rú
um tùm, giao thông đường bộ kém phát triển như vùng Rừng U Minh Thượng
thì chiếc xuồng là loại phương tiện đắc dụng và phù hợp nhất. Nó thể
được sử dụng để đi lại dễ dàng cà trên sông lớn lẫn kênh nhỏ. Nhưng
chiếc xuồng ba lá càng tỏ ra có ưu điểm cao hơn các loại phương tiện
giao thông thuỷ khác khi cần thiết phải di chuyển trên mương, rạch nhỏ. Ở
vùng U Minh Thượng, người ta chọn xuồng làm phương tiện giao thông chủ
yếu không hẳn do điểu kiện kinh tế, mà trước hết là vì tính linh hoạt,
hữu hiệu của nó. Tính linh hoạt của xuồng ba lá đặc biệt có ý nghĩa khi
được sử dụng ở trên ruộng hoặc chân rừng ngập nước, là những nơi mà hầu
như các loại phương tiện khác phải bó tay.
Nhờ nhỏ, gọn, nhẹ nên xuồng có thể dễ dàng luồn lách trên những đoạn
đường chật hẹp. Đồng thời, do diện tích mặt tiếp xúc với nước nhỏ làm
hạn chế tối đa sức cản của nước nên nó có khả năng di chuyển nhanh ngay
cả ở nơi nước nông. Người vùng U Minh Thượng khai thác triệt để những
tính năng ưu việt của xuồng so với phương tiện khác để tạo riêng cho
mình một lọai tiện nghi, hay nói chínhxác hơn là một lọai công cụ thích
hợp cả cho sinh hoạt và sản xuất. Người ta dùng xuồng để đi lại cũng như
trong lao động sản xuất. Chiếc xuồng dùng để đi thăm câu, giăng lưới,
cũng được dùng để vận chuyển sản vật khai thác được ở rừng, chuyên chở
thành quả lao động từ đồng ruộng về, dùng xuồng để đi buôn bán. Độc đáo
hơn, xuồng đôi khi còn được sử dụng như một ngôi nhà lênh đênh trên
nước, một mái ấm tâm linh
chở che con người trước mưa nắng vô thường của đất trời Tây Nam bộ. Còn
trong hai cuộc kháng chiến chống ngọai xâm vừa qua, chiếc xuồng ba lá
trở thành thứ vũ khí lợi hại của quân và dân vùng căn cứ địa cách mạng U
Minh Thượng.
Từ khởi thủy là chiếc xuồng độc mộc của tổ tiên đến chiếc xuồng làm bằng
vật liệu mới composite đương đại, chiếc xuồng ở vùng U Minh Thượng đã
qua một quá trình hơn 3 thế kỹ phát triển không ngừng. Suốt dòng lịch sử
này, chiếc xuồng ba lá là cả một sự phát hiện đầy tính sáng tạo của con
người vùng U Minh Thượng. Xuồng ba lá là tên gọi dựa trên cấu tạo của
loại xuồng được ghép bởi ba tấm ván. Gồm có hai tấm ván be và một tấm
ván đáy.
Để xuồng ba lá được cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo
thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố
định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời
giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.
Dưới các thanh cong, người thợ đóng xuồng nghĩ ra cách khoét lõm hình bán nguyệt gọi là những “lổ lù”. Chúng có nhiệm vụ thông nước giữa các khoang xuồng với nhau để giúp cho việc tát nước dễ dàng, không mất công tát theo từng khoang. Mũi và lái xuồng ba lá có hình dạng không khác gì nhau, khác chăng chỉ là ở kích cở bộ ván sạp mà thôi.
Dưới các thanh cong, người thợ đóng xuồng nghĩ ra cách khoét lõm hình bán nguyệt gọi là những “lổ lù”. Chúng có nhiệm vụ thông nước giữa các khoang xuồng với nhau để giúp cho việc tát nước dễ dàng, không mất công tát theo từng khoang. Mũi và lái xuồng ba lá có hình dạng không khác gì nhau, khác chăng chỉ là ở kích cở bộ ván sạp mà thôi.
Nhờ mũi và lái xuồng ba lá giống nhau mà tính linh hoạt trong việc điểu
khiển xuồng càng cao. Nếu như ở các loại ghe, thuyển khác cần phải quay
mũi khi cần trở lại thì với một chiếc xuồng ba lá, người ta chỉ cần hoán
đổi vị trị ngồi bơi, mũi rẽ thành lái và ngược lại. Đặc điểm này cũng
chính là một trong những ưu điểm của xuồng ba lá, nó đặc biệt có ý nghĩa
khi sử dụng xuồng ở nơi đường đi quá chật hẹp.
Trọng tải của xuồng ba lá được tính bằng kích cở của bộ ván be. Phổ biến
ở vùng U Minh Thượng là xuồng các cở từ khoảng be sáu đến be mười.
Xuồng có số đo be càng thấp thì càng nhỏ, càng nhẹ, khả năng di chuyển
cao, nhưng sức chở thấp, thích hợp làm phương tiện đi lại. Xuồng lớn có
thể chở nhiều, nhưng di chuyển chậm nên thường được dùng để vận chuyển
hàng hóa. Cùng với quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá là quá trình
sáng tạo ra các công cụ và phương pháp điều khiển nó như: cây sào nạng
dùng để chống, dầm dùng để bơi và cuối cùng là cây chèo. Mỗi thứ có cách
sử dụng riêng. Nhưng dù cho điều khiển xuồng bằng bất cứ cách nào, giữ
thăng bằng cho xuồng khỏi tròng trành hoặc lật úp mới là điều quan trọng
nhất. Để đạt được sự thăng bằng cần thiết là cả một nghệ thuật và nghệ
thuật đó chỉ được thành hình qua một quá trình rèn luyện. Khi động cơ nổ
thâm nhập vào vùng U Minh Thượng, nơi đây có thêm kiểu xuồng gắn máy.
Hiện nay, phần đông nhân dân trong vùng, do đời sống ngày càng được cải
thiện nên đã sắm được máy nổ thay cho dầm, chèo. Tuy nhiên, dù cho đã có
máy móc, nhưng bất cứ chiếc xuồng máy nào cũng đều mang theo dầm, chèo
để phòng khi máy móc trục trặc mà dùng.
Xuồng ba lá là sự lựa chọn tuyện vời của cả dân vùng U Minh Thượng để
khắc phục hoàn cảnh, đối phó với môi trường tự nhiên. Sự gắn bó của nó
đối với con người nơi đây được ví như một bộ phận không thể tách rời của
cơ thể. Không có xuồng được người dân ở đây ví như là bị “cụt chân”.
Quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá, những công cụ đi kèm, cách thức
điều khiển và những ứng dụng thực tiễn của nó đã tạo nên một sắc thái
riêng cho diện mạo văn hóa của tiểu vùng U Minh Thượng. Đó là một nền văn hóa sông nước thật sự. Hiện nay những người khách du lịch đến với U Minh Thượng vẫn rất thích thuê xuồng ba lá để tự mình bơi trên những con kênh xuyên rừng để câu cá giải trí.
MÙA CÁ - MÙA GIĂNG CÂU
Nhắc đến mùa câu cá là nhắc cái tổng quát như vậy, nhưng từ xa xưa cho tới ngày nay việc câu cá là một công việc vừa giản dị mà cũng vừa phức tạp. Nó giản dị vì khi mình nói tới việc câu cá người ta thường chỉ nghĩ đến lưỡi câu và mồi; nhưng nó phức tạp vì không phải loài cá nào cũng giống như loài cá nào. Do vậy, nói tới mùa câu cá là nói cái nét riêng của từng loại câu, từng thời điểm và từng loài cá mà dân quê ngày xưa đã từng áp dụng vào các cách câu cá qua mấy mươi năm dày dạn kiếm tìm và tạo thành những cách câu cá sao cho thích ứng với những mùa màng nơi các sông rạch ruộng nương của vùng đất đầy sông rạch thuộc miền Tây Nam Phần của mình.
Trước nhất, vào Tháng Tư, khi trời mưa già, nước bùn trên các con đường quê chảy xuống sông rạch làm nước sông các nơi ngầu đục là cá chốt giấy trong các dòng sông bắt đầu thè lè những cặp trứng chuẩn bị một mùa lên đồng để tìm chỗ đẻ. Vào mùa này, dân quê có người câu cá chốt giấy, cá chốt trâu, cá chốt chuột bằng cần câu với mồi dế cơm, dế nhủi là chính, nhưng cũng có người còn câu cá chốt bằng mồi trứng kiến vàng.
Vào những ngày mưa, kiến vàng thường làm ổ trên các loại cây như xoài, gáo, bằng lăng, bần để chun vô ổ đẻ trứng và trốn mưa. Dân quê mới dùng cây sào thật dài, rồi buộc cái vợt làm bằng vải mùng hay cái thúng dê ở đầu cây sào và rồi trèo lên các loại cây có ổ kiến vàng mà phá ổ chúng cho trứng rớt ra và lấy trứng này làm mồi câu cá chốt.
Thường thường, dân quê câu cá chốt bằng cần câu làm bằng ngọn trúc; nhưng cũng có người không câu bằng cần câu mà họ câu cá chốt bằng câu quăng. Người ta tóm những lưỡi câu cách nhau cỡ tám tấc một lưỡi vào giường câu dài cỡ ba, bốn chục thước. Đầu giường câu kia có buộc một cây sắt hay một cục đá với mục đích khi mình quăng câu, cục đá sẽ kéo luồng câu thẳng ra và chìm xuống nước theo lòng rạch.
Sau khi móc mồi và khoanh tròn luồng câu vào cái sề sao cho các lưỡi câu không bị rối với nhau, rồi người ta mới đứng nơi đầu cầu các bến sông và cầm cục đá mà quăng giường câu ra giữa sông. Khi quăng câu như vậy rồi, người ta buộc đầu giường câu còn lại vào cái sào dài và cắm xuống nước cho luồng câu chìm sát lòng rạch và ngồi chờ cá ăn mồi. Khoảng chừng hút tàn điếu thuốc là bắt đầu nhổ cây sào lên và phăng giường câu vào bờ để gỡ cá.
Còn nếu ai có xuồng, người ta không quăng câu như vậy mà họ bơi xuồng thả câu sau khi móc mồi như câu quăng. Bơi xuồng thả câu có cái tiện là câu ít bị rối, mình có thể thả nhiều luồng câu và công việc mau lẹ, ít trở ngại.
Thường thường những năm 40, 50 các sông rạch miệt Long Xuyên, Châu Đốc cá chốt giấy, cá chốt trâu, cá chốt chuột nhiều lắm, và con nào con nấy vào mùa này chúng mập dữ lắm; mà nhứt là cá chốt giấy có con bằng ngón chưn cái. Mỗi ngày, người ta thả câu lúc nước đứng lớn hoặc đứng ròng. Nước chảy yếu thì cá dạn ăn, và giường câu cũng ít bị đứt. Hồi đó, cứ quăng câu cá chốt cách này, mỗi ngày dân ruộng quăng vài ba giác là đủ cá ăn một ngày. Loại cá chốt giấy kho tiêu bỏ thêm tóp mỡ thì ngon hết biết.
Dường như trẻ nhỏ ở nhà quê, hồi thời xa xưa ấy, đứa nào cũng mê mùa quăng câu cá chốt. Và ai đã từng sống ở nhà quê và được cha mẹ cho đi học trường làng cũng đều mê mùa câu quăng này, và thường bị người lớn rầy là tối ngày cứ mê giăng câu, hổng lo học hành gì ráo. Rầy thì rầy vậy, nhưng rồi cũng lén lén kiếm mồi và quăng câu cá chốt, không bỏ được cái tật mê câu, mê cá.
Vào mùa nước tháng năm, tháng sáu, nước dưới sông đục ngừ, bọn trẻ nhỏ nhà quê cũng thích cắm câu xúc tép. Nói là cắm câu, thật ra sắp nhỏ chỉ lấy nhánh trúc dài cỡ tám tấc rồi buộc sợi dây bố vào với miếng mồi trùn buộc lòng thòng đầu kia nhợ câu. Thế là khi nước lớn, cứ mon men theo mé sông, mé rạch mà cắm mấy chục cần câu không lưỡi này và cầm cái rổ đi lòng vòng theo mấy cần câu cắm này, hễ thấy nhợ câu nào lay động thì đưa cái rổ nhẹ xuống và xúc lên thật nhanh, thế nào cũng được vài con tép rong, tép đất, tép bạc đang ngậm mồi. Cách cắm câu bắt tép không có lưỡi câu này, thường trẻ nhỏ thích lắm, người lớn ít ai làm vì bận phải lo những mùa câu khác bắt cá nhiều hơn.
Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ và bò lần vô mé vườn, tràn qua đám nưa, ngập theo các vồng mía làm cho trùn trong những vồng mía cao này bắt đầu di chuyển lên gò cao. Theo lệ thường, nước bò tới đâu cá tép lội theo tới đó mà dân quê thường nói với nhau “ở đâu có nước là có cá”. Do cá biết mấy chỗ cao ráo nước tràn này có trùn và chúng mon men theo các vồng mía, vồng khoai, vồng nưa ăn mồi trùn. Vì quan sát thấy cá quậy ăn mồi theo những vồng mía lấp ló nước, dân quê mới sắm câu cắm mà cắm dọc theo mấy chỗ cá ưa quậy ăn mồi này. Thường thường cá ăn câu qua mấy luồng câu cắm này là cá trê trắng, cá trê vàng, cá chạch, cá lóc, cá chốt, nhưng cá bắt được thường là cá còn nhỏ, còn cá lớn thì không vô cạn kiếm mồi như vậy.
Có người không cắm câu theo các vồng mía hoặc các bụi nưa ngập nước
mà giăng câu từng luồng, mỗi luồng khoảng năm mười lưỡi câu tóm vào
giường câu cách nhau cỡ một thước một lưỡi hoặc gần hơn một chút, nhưng
đừng tóm hai lưỡi câu gần quá vì tóm câu gần, khi luỡi này dính cá thì
hai lưỡi câu gần hai bên cá không dám lại ăn câu.
Mồi cắm câu hoặc mồi câu giăng theo các vạt đất gò vào mùa nước mới bò vô vườn này thường là mồi trùn vì lúc này cá lóc, cá trê vô đất gò kiếm mồi là chúng kiếm mồi trùn. Vả lại, mùa này trùn dồn lên gò nên cũng dễ đào. Hai loại trùn mà cá ưa nhứt đó là trùn hổ và trùn huyết. Trùn cơm chúng cũng thích nhưng hổng bằng hai loại trùn kia; thêm nữa, trùn cơm không dai bằng nên bị cá rỉa mau hao mồi.
Vào tháng 8, nước trên đồng nhiều rồi, dân quê mới thực sự bắt tay vào mùa giăng câu bắt cá lóc, cá trê trên những cánh đồng lúa mùa. Vào mùa này, vì đồng lớn, nước sâu, nên ít ai cắm câu bằng những cần câu cắm. Ngày xa xưa ấy người ta giăng câu những luồng rất dài băng qua nhiều vạt đất với lung vũng đìa bàu đầy cá là cá. Những loại lưỡi câu dùng cho mùa giăng câu này tùy theo mình muốn bắt loại cá gì. Với cá lóc, người ta ưa dùng lưỡi câu đúc; với cá trê, người ta dùng lưỡi câu dấu ó; với cá thác lác, cá trèn người ta dùng lưỡi câu dấu ó có vọng câu nhỏ hơn cá trê.
Những người giăng câu chuyên nghiệp vào mùa này người nào cũng sắm năm bảy trăm câu, có khi nhiều đến cả vài thiên câu là thường. Người giăng câu gần thì chiều chống xuồng ra đồng bủa câu, móc mồi rồi cắm xuồng ngủ chờ thăm câu giác nhứt, móc mồi lại và chờ chùa công phu hiệp nhứt là cuốn câu gỡ cá và chống xuồng về nhà.
Người giăng câu xa thì cụ bị cà rèm, gạo thóc, nồi niêu, củi đuốc, mắm muối, cà ràng, đèn dầu, mồi câu cho chuyến giăng câu một tuần hoặc mười ngày mới về một lần. Riêng mồi câu họ cũng dự trù cho đủ số ngày ở trên đồng giăng câu. Khi ở trên đồng như miệt Bình Di, Bắc Nam, miệt Luỳnh Quỳnh, miệt Tám Ngàn, miệt Đồng Tháp Mười..., họ ngày cắm xuồng ngủ, chiều bủa câu, tối thăm một giác và thay mồi, sáng cuốn câu và gỡ cá giăng được, nếu sống thì rộng trong xuồng, nếu cá ngột thì xẻ cá muối làm khô, làm mắm. Nếu cá dính câu nhiều quá thì có xuồng ghe tới mua, thuận đâu bán đó cho nhẹ xuồng. Nhưng ngày trước, thường thường người ta rộng cá và bơi xuồng về nhà sau mỗi chuyến giăng câu lâu như vậy, ít ai bán cá sống, trừ khi cá dính nhiều không còn chỗ để chứa cá mới bán. Cá giăng câu mùa này thường là cá lóc, cá trê trắng, cá trê vàng.
Giăng câu những đồng lớn vào mùa nước ngập lụt lút đầu lút cổ này, thường hai ba xuồng giăng chung một cánh đồng và tìm chỗ đâu xuồng chung với nhau để khi cần giúp đỡ nhau những khi có dông mưa hoặc khi cần tiếp giúp. Có điều cần lưu ý, kẻo nguy hiểm là trong những bó củi, bó lá dừa để sau lái hoặc chót mũi xuồng, rắn hổ đất gặp nước lội lêu bêu không chỗ dựa, chúng thường tấp vô xuồng và trốn trong mấy chỗ để củi và lá dừa này. Người nào giăng câu xa vào mùa này đều phải cẩn thận khi lấy củi và luôn luôn có mang theo cục mật hội để phòng khi bị rắn chạm thì có cái để rút nọc độc cứu nguy lúc hiểm nghèo giữa đồng nước bao la mông quạnh này.
MÙA CÁ - MÙA GIĂNG CÂU
Nhắc đến mùa câu cá là nhắc cái tổng quát như vậy, nhưng từ xa xưa cho tới ngày nay việc câu cá là một công việc vừa giản dị mà cũng vừa phức tạp. Nó giản dị vì khi mình nói tới việc câu cá người ta thường chỉ nghĩ đến lưỡi câu và mồi; nhưng nó phức tạp vì không phải loài cá nào cũng giống như loài cá nào. Do vậy, nói tới mùa câu cá là nói cái nét riêng của từng loại câu, từng thời điểm và từng loài cá mà dân quê ngày xưa đã từng áp dụng vào các cách câu cá qua mấy mươi năm dày dạn kiếm tìm và tạo thành những cách câu cá sao cho thích ứng với những mùa màng nơi các sông rạch ruộng nương của vùng đất đầy sông rạch thuộc miền Tây Nam Phần của mình.
Trước nhất, vào Tháng Tư, khi trời mưa già, nước bùn trên các con đường quê chảy xuống sông rạch làm nước sông các nơi ngầu đục là cá chốt giấy trong các dòng sông bắt đầu thè lè những cặp trứng chuẩn bị một mùa lên đồng để tìm chỗ đẻ. Vào mùa này, dân quê có người câu cá chốt giấy, cá chốt trâu, cá chốt chuột bằng cần câu với mồi dế cơm, dế nhủi là chính, nhưng cũng có người còn câu cá chốt bằng mồi trứng kiến vàng.
Vào những ngày mưa, kiến vàng thường làm ổ trên các loại cây như xoài, gáo, bằng lăng, bần để chun vô ổ đẻ trứng và trốn mưa. Dân quê mới dùng cây sào thật dài, rồi buộc cái vợt làm bằng vải mùng hay cái thúng dê ở đầu cây sào và rồi trèo lên các loại cây có ổ kiến vàng mà phá ổ chúng cho trứng rớt ra và lấy trứng này làm mồi câu cá chốt.
Thường thường, dân quê câu cá chốt bằng cần câu làm bằng ngọn trúc; nhưng cũng có người không câu bằng cần câu mà họ câu cá chốt bằng câu quăng. Người ta tóm những lưỡi câu cách nhau cỡ tám tấc một lưỡi vào giường câu dài cỡ ba, bốn chục thước. Đầu giường câu kia có buộc một cây sắt hay một cục đá với mục đích khi mình quăng câu, cục đá sẽ kéo luồng câu thẳng ra và chìm xuống nước theo lòng rạch.
Sau khi móc mồi và khoanh tròn luồng câu vào cái sề sao cho các lưỡi câu không bị rối với nhau, rồi người ta mới đứng nơi đầu cầu các bến sông và cầm cục đá mà quăng giường câu ra giữa sông. Khi quăng câu như vậy rồi, người ta buộc đầu giường câu còn lại vào cái sào dài và cắm xuống nước cho luồng câu chìm sát lòng rạch và ngồi chờ cá ăn mồi. Khoảng chừng hút tàn điếu thuốc là bắt đầu nhổ cây sào lên và phăng giường câu vào bờ để gỡ cá.
Còn nếu ai có xuồng, người ta không quăng câu như vậy mà họ bơi xuồng thả câu sau khi móc mồi như câu quăng. Bơi xuồng thả câu có cái tiện là câu ít bị rối, mình có thể thả nhiều luồng câu và công việc mau lẹ, ít trở ngại.
Thường thường những năm 40, 50 các sông rạch miệt Long Xuyên, Châu Đốc cá chốt giấy, cá chốt trâu, cá chốt chuột nhiều lắm, và con nào con nấy vào mùa này chúng mập dữ lắm; mà nhứt là cá chốt giấy có con bằng ngón chưn cái. Mỗi ngày, người ta thả câu lúc nước đứng lớn hoặc đứng ròng. Nước chảy yếu thì cá dạn ăn, và giường câu cũng ít bị đứt. Hồi đó, cứ quăng câu cá chốt cách này, mỗi ngày dân ruộng quăng vài ba giác là đủ cá ăn một ngày. Loại cá chốt giấy kho tiêu bỏ thêm tóp mỡ thì ngon hết biết.
Dường như trẻ nhỏ ở nhà quê, hồi thời xa xưa ấy, đứa nào cũng mê mùa quăng câu cá chốt. Và ai đã từng sống ở nhà quê và được cha mẹ cho đi học trường làng cũng đều mê mùa câu quăng này, và thường bị người lớn rầy là tối ngày cứ mê giăng câu, hổng lo học hành gì ráo. Rầy thì rầy vậy, nhưng rồi cũng lén lén kiếm mồi và quăng câu cá chốt, không bỏ được cái tật mê câu, mê cá.
Vào mùa nước tháng năm, tháng sáu, nước dưới sông đục ngừ, bọn trẻ nhỏ nhà quê cũng thích cắm câu xúc tép. Nói là cắm câu, thật ra sắp nhỏ chỉ lấy nhánh trúc dài cỡ tám tấc rồi buộc sợi dây bố vào với miếng mồi trùn buộc lòng thòng đầu kia nhợ câu. Thế là khi nước lớn, cứ mon men theo mé sông, mé rạch mà cắm mấy chục cần câu không lưỡi này và cầm cái rổ đi lòng vòng theo mấy cần câu cắm này, hễ thấy nhợ câu nào lay động thì đưa cái rổ nhẹ xuống và xúc lên thật nhanh, thế nào cũng được vài con tép rong, tép đất, tép bạc đang ngậm mồi. Cách cắm câu bắt tép không có lưỡi câu này, thường trẻ nhỏ thích lắm, người lớn ít ai làm vì bận phải lo những mùa câu khác bắt cá nhiều hơn.
Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ và bò lần vô mé vườn, tràn qua đám nưa, ngập theo các vồng mía làm cho trùn trong những vồng mía cao này bắt đầu di chuyển lên gò cao. Theo lệ thường, nước bò tới đâu cá tép lội theo tới đó mà dân quê thường nói với nhau “ở đâu có nước là có cá”. Do cá biết mấy chỗ cao ráo nước tràn này có trùn và chúng mon men theo các vồng mía, vồng khoai, vồng nưa ăn mồi trùn. Vì quan sát thấy cá quậy ăn mồi theo những vồng mía lấp ló nước, dân quê mới sắm câu cắm mà cắm dọc theo mấy chỗ cá ưa quậy ăn mồi này. Thường thường cá ăn câu qua mấy luồng câu cắm này là cá trê trắng, cá trê vàng, cá chạch, cá lóc, cá chốt, nhưng cá bắt được thường là cá còn nhỏ, còn cá lớn thì không vô cạn kiếm mồi như vậy.
Giăng câu mùa nước nổi
Mồi cắm câu hoặc mồi câu giăng theo các vạt đất gò vào mùa nước mới bò vô vườn này thường là mồi trùn vì lúc này cá lóc, cá trê vô đất gò kiếm mồi là chúng kiếm mồi trùn. Vả lại, mùa này trùn dồn lên gò nên cũng dễ đào. Hai loại trùn mà cá ưa nhứt đó là trùn hổ và trùn huyết. Trùn cơm chúng cũng thích nhưng hổng bằng hai loại trùn kia; thêm nữa, trùn cơm không dai bằng nên bị cá rỉa mau hao mồi.
Vào tháng 8, nước trên đồng nhiều rồi, dân quê mới thực sự bắt tay vào mùa giăng câu bắt cá lóc, cá trê trên những cánh đồng lúa mùa. Vào mùa này, vì đồng lớn, nước sâu, nên ít ai cắm câu bằng những cần câu cắm. Ngày xa xưa ấy người ta giăng câu những luồng rất dài băng qua nhiều vạt đất với lung vũng đìa bàu đầy cá là cá. Những loại lưỡi câu dùng cho mùa giăng câu này tùy theo mình muốn bắt loại cá gì. Với cá lóc, người ta ưa dùng lưỡi câu đúc; với cá trê, người ta dùng lưỡi câu dấu ó; với cá thác lác, cá trèn người ta dùng lưỡi câu dấu ó có vọng câu nhỏ hơn cá trê.
Những người giăng câu chuyên nghiệp vào mùa này người nào cũng sắm năm bảy trăm câu, có khi nhiều đến cả vài thiên câu là thường. Người giăng câu gần thì chiều chống xuồng ra đồng bủa câu, móc mồi rồi cắm xuồng ngủ chờ thăm câu giác nhứt, móc mồi lại và chờ chùa công phu hiệp nhứt là cuốn câu gỡ cá và chống xuồng về nhà.
Người giăng câu xa thì cụ bị cà rèm, gạo thóc, nồi niêu, củi đuốc, mắm muối, cà ràng, đèn dầu, mồi câu cho chuyến giăng câu một tuần hoặc mười ngày mới về một lần. Riêng mồi câu họ cũng dự trù cho đủ số ngày ở trên đồng giăng câu. Khi ở trên đồng như miệt Bình Di, Bắc Nam, miệt Luỳnh Quỳnh, miệt Tám Ngàn, miệt Đồng Tháp Mười..., họ ngày cắm xuồng ngủ, chiều bủa câu, tối thăm một giác và thay mồi, sáng cuốn câu và gỡ cá giăng được, nếu sống thì rộng trong xuồng, nếu cá ngột thì xẻ cá muối làm khô, làm mắm. Nếu cá dính câu nhiều quá thì có xuồng ghe tới mua, thuận đâu bán đó cho nhẹ xuồng. Nhưng ngày trước, thường thường người ta rộng cá và bơi xuồng về nhà sau mỗi chuyến giăng câu lâu như vậy, ít ai bán cá sống, trừ khi cá dính nhiều không còn chỗ để chứa cá mới bán. Cá giăng câu mùa này thường là cá lóc, cá trê trắng, cá trê vàng.
Giăng câu những đồng lớn vào mùa nước ngập lụt lút đầu lút cổ này, thường hai ba xuồng giăng chung một cánh đồng và tìm chỗ đâu xuồng chung với nhau để khi cần giúp đỡ nhau những khi có dông mưa hoặc khi cần tiếp giúp. Có điều cần lưu ý, kẻo nguy hiểm là trong những bó củi, bó lá dừa để sau lái hoặc chót mũi xuồng, rắn hổ đất gặp nước lội lêu bêu không chỗ dựa, chúng thường tấp vô xuồng và trốn trong mấy chỗ để củi và lá dừa này. Người nào giăng câu xa vào mùa này đều phải cẩn thận khi lấy củi và luôn luôn có mang theo cục mật hội để phòng khi bị rắn chạm thì có cái để rút nọc độc cứu nguy lúc hiểm nghèo giữa đồng nước bao la mông quạnh này.
Xuồng ba lá - Nét đặc trưng sông nước Nam Bộ
Xuồng ba lá là tên gọi dựa trên cấu tạo của loại xuồng được ghép
bởi ba tấm ván. Gồm có hai tấm ván be và một tấm ván đáy. Để xuồng được
cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng
bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống
đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp
xuồng không bị biến dạng.
Dưới các thanh cong, người thợ đóng xuồng nghĩ ra cách khoét lõm
hình bán nguyệt gọi là những “lỗ lù”, có nhiệm vụ thông nước giữa các
khoang xuồng, giúp nước gom lại một chỗ, dễ tát.
Mũi và lái xuồng ba lá có hình dạng không khác gì nhau, khác chăng chỉ là ở kích cỡ bộ ván sạp. Nhờ mũi và lái xuồng ba lá giống nhau mà tính linh hoạt trong việc điều khiển xuồng càng cao. Nếu như ở các loại ghe, thuyền khác cần phải quay mũi khi cần trở lại thì với xuồng ba lá, người ta chỉ cần hoán đổi vị trí ngồi bơi, mũi thành lái là xong ngay. Đây là một trong những ưu điểm của xuồng ba lá, rất có ý nghĩa khi sử dụng xuồng ở nơi đường đi quá chật hẹp.
Trọng tải của xuồng ba lá được tính bằng kích cỡ của bộ ván be. Phổ biến là xuồng các cỡ từ khoảng be sáu đến be mười. Xuồng có số đo be càng thấp thì càng nhỏ, càng nhẹ, khả năng di chuyển cao, nhưng sức chở thấp, thích hợp làm phương tiện đi lại. Xuồng lớn có thể chở nhiều, nhưng di chuyển chậm nên thường được dùng để vận chuyển hàng hóa. Cùng với quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá là quá trình sáng tạo ra các công cụ và phương pháp điều khiển nó như: cây sào nạng dùng để chống, dầm dùng để bơi và cuối cùng là cây chèo. Mỗi thứ có cách sử dụng riêng. Nhưng dù cho điều khiển xuồng bằng bất cứ cách nào, giữ thăng bằng cho xuồng khỏi tròng trành hoặc lật úp mới là điều quan trọng nhất. Để đạt được sự thăng bằng cần thiết là cả một nghệ thuật và nghệ thuật đó chỉ được thành hình qua một quá trình rèn luyện. Hiện nay, phần đông nhân dân trong vùng, do đời sống ngày càng được cải thiện nên đã sắm được máy nổ thay cho dầm, chèo. Tuy nhiên, dù cho đã có máy móc, nhưng bất cứ chiếc xuồng máy nào cũng đều mang theo giầm, chèo để phòng khi máy móc trục trặc mà dùng, nhất là chống, chỏi khi ra vào bến.
Xưa kia, với địa hình kinh rạch chằng chịt, rừng rú um tùm, giao thông đường bộ kém phát triển thì chiếc xuồng là loại phương tiện đắc dụng và phù hợp nhất. Nó được sử dụng để đi lại dễ dàng cả trên sông lớn lẫn kinh nhỏ. Nhưng chiếc xuồng ba lá tỏ ra có ưu điểm cao hơn các loại phương tiện giao thông thủy khác khi cần thiết phải di chuyển trên mương, rạch nhỏ. Người ta chọn xuồng làm phương tiện giao thông chủ yếu không hẳn do điều kiện kinh tế, mà trước hết là vì tính linh hoạt, hữu hiệu của nó. Tính linh hoạt của xuồng ba lá đặc biệt có ý nghĩa khi được sử dụng ở trên ruộng hoặc chân rừng ngập nước, là những nơi mà hầu như các loại phương tiện khác phải “chào thua”. Nhờ nhỏ, gọn, nhẹ nên xuồng có thể dễ dàng luồn lách trên những đoạn đường chật hẹp. Đồng thời, do diện tích mặt tiếp xúc với nước nhỏ làm hạn chế sức cản của nước nên xuồng có khả năng di chuyển nhanh ngay cả ở nơi nước cạn. Người ta dùng xuồng để đi lại cũng như trong lao động sản xuất. Chiếc xuồng dùng để đi thăm câu, giăng lưới, vận chuyển sản vật khai thác được ở rừng, chuyên chở thành quả lao động từ đồng ruộng về, dùng xuồng để đi buôn bán. Độc đáo hơn, xuồng đôi khi còn được sử dụng như một ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước với hai tấm rèm dựng hình chóp trở thành mái ấm con người trước mưa nắng vô thường của đất trời Tây Nam bộ.
Từ khởi thủy là chiếc xuồng độc mộc của tổ tiên đến chiếc xuồng làm bằng vật liệu mới composite đương đại, chiếc xuồng ở vùng này đã qua một quá trình hơn ba thế kỷ phát triển không ngừng. Suốt dòng lịch sử này, chiếc xuồng ba lá là cả một sự phát hiện đầy tính sáng tạo của con người Nam bộ. Xuồng ghe đã in đậm vào tâm trí người dân Đồng bằng sông Cửu Long dù đi đến đâu, họ vẫn luôn nhớ tới loại phương tiện mà trước đây họ đã dùng thường xuyên từ đi lại thăm viếng nhau đến chở lúa, mạ, phân bón, chợ búa trao đổi... Độc đáo nhất trong lịch sử sông rạch ở đây là “hiện tượng” mà người ta gọi là “chợ nổi” - nơi tập trung các loại ghe xuồng lớn, nhỏ để trao đổi hàng hóa. Chợ nổi mang đậm nét văn hóa vùng đất sông nước này như các chợ: Quới Thiện (Cù lao Dài, Mang Thít, Vĩnh Long); Trà Ôn (ngã ba sông Hậu), Lục Sĩ (Cù lao Mây) đều thuộc Trà Ôn, Vĩnh Long; Phong Điền (TP Cần Thơ)... Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là các chợ: Cái Răng (TP Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Cà Mau (TP Cà Mau). Ở các xã, ấp vùng sâu của các huyện Đồng bằng sông Cửu Long đều có “chợ di động”. Với một số ít hàng hóa chứa trong khoang, người ta chèo xuồng đi khắp nơi rao bán cho cư dân hai bên bờ sông, rạch...
Chiếc xuồng đã gắn bó với vùng quê sông nước miền Tây như gắn bó với cuộc đời họ từ lúc sinh ra, lớn lên, biết đi lại, học hành, se duyên thành vợ thành chồng. Nhiều cụ già vùng Cù lao Mây, Cù lao Dài cho rằng từ lúc sinh ra họ đã nằm trong xuồng rồi, đi học, đi chơi, đi chữa bệnh, đi đám cưới, đám hỏi, thăm viếng nhau... mọi việc đều được xuồng vận chuyển. Ghe, xuồng - phương tiện đi lại ở vùng sông nước Nam bộ từ rất lâu đời đã kết gắn cả cộng đồng người Việt trong sự nghiệp khai khẩn, mở mang vùng đất Nam bộ phì nhiêu. Ngày nay, ghe xuồng vẫn cùng với người dân vùng đất Nam bộ viết tiếp những trang sử vàng mà cha ông ta để lại. Thật vậy, xuồng ghe đi lại đã sống cùng cốt cách sông nước con người miền Tây. Những người con ở xa quê hương cứ nhớ mãi những trại cây, bóng nước, bóng hình những chiếc xuồng ba lá... thành hồn thơ lưu mãi của người dân vùng sông nước qua bao năm tháng sinh thành. Ngày nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn giữ nguyên giá trị của nó, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được những nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi này. Hữu dụng và đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá - một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương. Chiếc xuồng ba lá đã đi vào nghệ thuật qua văn, thơ, nhạc, họa... Cùng với mái đình, cây đa, bến nước, chiếc xuồng là biểu tượng gợi nhớ quê hương cho những người con xa xứ.
Mũi và lái xuồng ba lá có hình dạng không khác gì nhau, khác chăng chỉ là ở kích cỡ bộ ván sạp. Nhờ mũi và lái xuồng ba lá giống nhau mà tính linh hoạt trong việc điều khiển xuồng càng cao. Nếu như ở các loại ghe, thuyền khác cần phải quay mũi khi cần trở lại thì với xuồng ba lá, người ta chỉ cần hoán đổi vị trí ngồi bơi, mũi thành lái là xong ngay. Đây là một trong những ưu điểm của xuồng ba lá, rất có ý nghĩa khi sử dụng xuồng ở nơi đường đi quá chật hẹp.
Trọng tải của xuồng ba lá được tính bằng kích cỡ của bộ ván be. Phổ biến là xuồng các cỡ từ khoảng be sáu đến be mười. Xuồng có số đo be càng thấp thì càng nhỏ, càng nhẹ, khả năng di chuyển cao, nhưng sức chở thấp, thích hợp làm phương tiện đi lại. Xuồng lớn có thể chở nhiều, nhưng di chuyển chậm nên thường được dùng để vận chuyển hàng hóa. Cùng với quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá là quá trình sáng tạo ra các công cụ và phương pháp điều khiển nó như: cây sào nạng dùng để chống, dầm dùng để bơi và cuối cùng là cây chèo. Mỗi thứ có cách sử dụng riêng. Nhưng dù cho điều khiển xuồng bằng bất cứ cách nào, giữ thăng bằng cho xuồng khỏi tròng trành hoặc lật úp mới là điều quan trọng nhất. Để đạt được sự thăng bằng cần thiết là cả một nghệ thuật và nghệ thuật đó chỉ được thành hình qua một quá trình rèn luyện. Hiện nay, phần đông nhân dân trong vùng, do đời sống ngày càng được cải thiện nên đã sắm được máy nổ thay cho dầm, chèo. Tuy nhiên, dù cho đã có máy móc, nhưng bất cứ chiếc xuồng máy nào cũng đều mang theo giầm, chèo để phòng khi máy móc trục trặc mà dùng, nhất là chống, chỏi khi ra vào bến.
Xuồng ba lá. Ảnh: Internet
Xuồng ba lá là sự lựa chọn tuyệt vời để khắc phục hoàn cảnh, đối phó
với môi trường tự nhiên. Sự gắn bó của nó đối với con người nơi đây được
ví như một bộ phận không thể tách rời của cơ thể. Không có xuồng được
người dân nơi đây ví như bị “cụt chân”. Quá trình hoàn thiện chiếc xuồng
ba lá, những công cụ đi kèm, cách thức điều khiển và những ứng dụng
thực tiễn của nó đã tạo nên một sắc thái riêng cho diện mạo văn hóa Nam
bộ. Đó là một nền văn hóa sông nước. Có thể nói, chiếc xuồng đã gắn bó
với cư dân nơi đây từ thuở thiếu thời cho đến lúc già. Hàng trăm năm
qua, từ ngày cha ông ta đi mở cõi, chiếc xuồng luôn giữ một vị trí quan
trọng đặc biệt trong đời sống của người dân vùng quê sông nước. Xuồng là
người bạn đồng hành, là bạn đời thủy chung, son sắt gắn bó với con
người suốt lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này.Xưa kia, với địa hình kinh rạch chằng chịt, rừng rú um tùm, giao thông đường bộ kém phát triển thì chiếc xuồng là loại phương tiện đắc dụng và phù hợp nhất. Nó được sử dụng để đi lại dễ dàng cả trên sông lớn lẫn kinh nhỏ. Nhưng chiếc xuồng ba lá tỏ ra có ưu điểm cao hơn các loại phương tiện giao thông thủy khác khi cần thiết phải di chuyển trên mương, rạch nhỏ. Người ta chọn xuồng làm phương tiện giao thông chủ yếu không hẳn do điều kiện kinh tế, mà trước hết là vì tính linh hoạt, hữu hiệu của nó. Tính linh hoạt của xuồng ba lá đặc biệt có ý nghĩa khi được sử dụng ở trên ruộng hoặc chân rừng ngập nước, là những nơi mà hầu như các loại phương tiện khác phải “chào thua”. Nhờ nhỏ, gọn, nhẹ nên xuồng có thể dễ dàng luồn lách trên những đoạn đường chật hẹp. Đồng thời, do diện tích mặt tiếp xúc với nước nhỏ làm hạn chế sức cản của nước nên xuồng có khả năng di chuyển nhanh ngay cả ở nơi nước cạn. Người ta dùng xuồng để đi lại cũng như trong lao động sản xuất. Chiếc xuồng dùng để đi thăm câu, giăng lưới, vận chuyển sản vật khai thác được ở rừng, chuyên chở thành quả lao động từ đồng ruộng về, dùng xuồng để đi buôn bán. Độc đáo hơn, xuồng đôi khi còn được sử dụng như một ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước với hai tấm rèm dựng hình chóp trở thành mái ấm con người trước mưa nắng vô thường của đất trời Tây Nam bộ.
Giản dị mà hiệu quả. Ảnh: Internet
Trong chiến đấu, công lao của chiếc xuồng ba lá thật khó mà kể hết.
Xuồng chở quân lương, vũ khí. Xuồng đưa quân đội qua sông. Nhiều đoàn
quân lên đường tác chiến trên kinh rạch chỉ có thể nhờ dân giúp đỡ bằng
xuồng mới hành quân được. Xuồng còn nhẹ nhàng khỏa sóng trong đêm, đưa
đặc công, trinh sát tiếp cận đánh đồn địch. Xuồng ba lá giấu lực lượng,
giấu cán bộ trong đám lục bình trên sông, tránh được tai mắt của địch từ
tàu tuần tra, từ những chiếc phi cơ. Đi biểu tình, đấu tranh, địch vận
cũng đều bằng xuồng ba lá.Từ khởi thủy là chiếc xuồng độc mộc của tổ tiên đến chiếc xuồng làm bằng vật liệu mới composite đương đại, chiếc xuồng ở vùng này đã qua một quá trình hơn ba thế kỷ phát triển không ngừng. Suốt dòng lịch sử này, chiếc xuồng ba lá là cả một sự phát hiện đầy tính sáng tạo của con người Nam bộ. Xuồng ghe đã in đậm vào tâm trí người dân Đồng bằng sông Cửu Long dù đi đến đâu, họ vẫn luôn nhớ tới loại phương tiện mà trước đây họ đã dùng thường xuyên từ đi lại thăm viếng nhau đến chở lúa, mạ, phân bón, chợ búa trao đổi... Độc đáo nhất trong lịch sử sông rạch ở đây là “hiện tượng” mà người ta gọi là “chợ nổi” - nơi tập trung các loại ghe xuồng lớn, nhỏ để trao đổi hàng hóa. Chợ nổi mang đậm nét văn hóa vùng đất sông nước này như các chợ: Quới Thiện (Cù lao Dài, Mang Thít, Vĩnh Long); Trà Ôn (ngã ba sông Hậu), Lục Sĩ (Cù lao Mây) đều thuộc Trà Ôn, Vĩnh Long; Phong Điền (TP Cần Thơ)... Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là các chợ: Cái Răng (TP Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Cà Mau (TP Cà Mau). Ở các xã, ấp vùng sâu của các huyện Đồng bằng sông Cửu Long đều có “chợ di động”. Với một số ít hàng hóa chứa trong khoang, người ta chèo xuồng đi khắp nơi rao bán cho cư dân hai bên bờ sông, rạch...
Chiếc xuồng đã gắn bó với vùng quê sông nước miền Tây như gắn bó với cuộc đời họ từ lúc sinh ra, lớn lên, biết đi lại, học hành, se duyên thành vợ thành chồng. Nhiều cụ già vùng Cù lao Mây, Cù lao Dài cho rằng từ lúc sinh ra họ đã nằm trong xuồng rồi, đi học, đi chơi, đi chữa bệnh, đi đám cưới, đám hỏi, thăm viếng nhau... mọi việc đều được xuồng vận chuyển. Ghe, xuồng - phương tiện đi lại ở vùng sông nước Nam bộ từ rất lâu đời đã kết gắn cả cộng đồng người Việt trong sự nghiệp khai khẩn, mở mang vùng đất Nam bộ phì nhiêu. Ngày nay, ghe xuồng vẫn cùng với người dân vùng đất Nam bộ viết tiếp những trang sử vàng mà cha ông ta để lại. Thật vậy, xuồng ghe đi lại đã sống cùng cốt cách sông nước con người miền Tây. Những người con ở xa quê hương cứ nhớ mãi những trại cây, bóng nước, bóng hình những chiếc xuồng ba lá... thành hồn thơ lưu mãi của người dân vùng sông nước qua bao năm tháng sinh thành. Ngày nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn giữ nguyên giá trị của nó, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được những nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi này. Hữu dụng và đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá - một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương. Chiếc xuồng ba lá đã đi vào nghệ thuật qua văn, thơ, nhạc, họa... Cùng với mái đình, cây đa, bến nước, chiếc xuồng là biểu tượng gợi nhớ quê hương cho những người con xa xứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét