Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

SƯU TẦM Phượng Sài Gòn

Hình như ở đây có cả bài báo




_nhạc sĩ CHẾ LINH , giọng ca VÀNG vượt mọi thời đại !








Chế Linh chào đời và lớn lên ở làng Hữu Đức, tỉnh Phan Rang, bố mẹ anh là người Chàm. Bố anh mất sớm khi anh mới được 4 tuổi và mẹ anh cũng qua đời vào năm 1979. Anh là con giữa trong gia đình có 3 người con, anh trai và em gái anh còn ở Việt Nam. Sau khi học hết bậc tiểu học Pháp ở trường làng và được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn về căn bản nhạc lý, Chế Linh theo học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề, Phan Rang. Tháng 8 năm 59 anh quyết định vào Sài Gòn một mình thay vì lên Đà Lạt hoặc Nha Trang như ý muốn của gia đình. Tại Sài Gòn, anh đã trải qua biết bao nhiêu cực khổ đi mưu kế sinh nhai, từ làm đầu bếp, giữ trẻ. Anh rất chịu khó, siêng năng trau dồi kiến thức cho bản thân của mình trong những hoàn cảnh vô cùng cực khổ trong đời. Năm 1962, anh đã gặp lại vị linh mục người Pháp đã dạy anh trước kia ở trong làng, từ vùng Cao Nguyên Ban Mê Thuộc về Sài Gòn. Vị linh mục này nhận nuôi anh và khuyến khích anh theo học tiếp. Một thời gian sau anh về ở với người anh, cho đến lúc này Chế Linh mới liên lạc với gia đình để sau đó nhận được thêm tiền của bố mẹ anh gửi lên cho ăn học tiếp. Với sự chỉ dẫn của người cháu họ, Chế Linh đã cố gắng và nhảy lớp để bắt kịp tuổi. Sau khi thi rớt tú tài ban Văn Chương vào cuối năm 1962, anh không phải nhập ngũ vì chính sách thời đó miễn dịch cho người Chàm. Người anh bà con có ý định giới thiệu Chế Linh với cô em vợ để đi đến việc hôn nhân nhưng anh không bằng lòng. Mẹ anh cũng muốn như vậy và một lần nữa Chế Linh bỏ nhà ra đi.
Một thời gian sau, Chế Linh được Duy Khánh hướng dẫn bước vào lãnh vực ca nhạc để sau này trở nên một ca sĩ tên tuổi. Từ ngày đó đến nay, cuộc đời ca hát của anh đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Hiện nay, Chế Linh cự ngụ tại Toronto, điều hành một phòng thu thanh riêng và cộng tác với một số trung tâm băng nhạc và video tại Hoa Kỳ.

1964-65: Thu rất nhiều dĩa hát
1972: Ðoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca – do Nhật Báo Trắng Ðen tổ chức.
1972: Mùa hè đỏ lửa – chính phủ VNCH cấm hát vì tiếng hát không phù hợp với anh em chiến sĩ.
1975: Hy vọng được “giải phóng” tiếng hát của mình, nhưng ngược lại bị bắt bỏ tù tại Sông Mao, Mỹ Ðức với tội phản động.
1978: ra tù sau 28 tháng biệt giam.
1980: Vượt biên sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada. Hiện vẫn tiếp tục ca hát và sáng tác nhạc dưới tên Tú Nhi. Chế Linh có 4 đời vợ, 2 vợ đã ly hôn, 1 vợ chết, có tất cả 14 đứa con (7 trai 7 gái).


Hiện tại sống với người vợ tại Canada (cưới trước 75).


Những sáng tác của Chế Linh duới tên Tú Nhi


11 Đêm buồn tỉnh lẻ 1962 Tú Nhi & Bằng Giang 2 Bài ca kỷ niệm 1962 Tú Nhi & Bằng Giang 3 Đếm bước cô đơn 1963 Tú Nhi & Bằng Giang 4 Thương Hận 1966 Tú Nhi & Hồ Đình Phương 5 Lời thương chưa ngỏ 1966 Tú Nhi 6 Ngày đó xa rồi 1967 Tú Nhi 7 Xin làm người xa lạ 1967 Tú Nhi 8 Nỗi buốn xa mạc 1968 Tú Nhi & Tuấn Lê 9 Lời kẽ đăng trình 1968 Tú Nhi 10 Trong tầm mắt đời 1968 Tú Nhi 11 Đoạn cuối tình yêu 1968 Tú Nhi 12 Đoạn khúc đọan trường 1969 Tú Nhi 13 Mai lỡ mình xa nhau 1969 Tú Nhi 14 Khu Phố ngày xưa 1969 Tú Nhi 15 Nụ Cười Chua Cay 1970 Tú Nhi & Song An 16 Mưa bên song cửa 1972 Tú Nhi 17 Người về trong chiêm bao 1973 Tú Nhi 18 Xin yêu tôi bằng tình người 1974 Tú Nhi 19 Mua buồn tỉnh lẻ 1972 Tú Nhi & Bằng Giang
__________________
Quán Nhạc Vàng

Last edited by bảo long; 04-26-2010 at 09:09 AM.





Phượng Sài Gòn


Trình bày: Mạnh Quỳnh
http://music.maxreading....song=1078&singer=15

Tác giả: Chưa Biết

Phượng Sài Gòn anh vẫn nhớ
Bày đỏ sân trường, từng cánh hoa tim
Xưa thân nhau, tan lớp chung đường
Anh mang hoa bôi má em hồng
Để em hóa thân, nàng tiên xuống thăm trần gian



Phượng Sài Gòn chim vẩn hót
Xưa buổi học hè hồi trống ra chơi
Quanh thân cây, anh khắc tên mình
Bên tên em, em vốn tên Phượng
Phượng thương mến thương, loài hoa vấn vương mộng mơ



Mùa hè Cali, anh nhớ sài gòn
Phượng hồng ban trưa, ve chắc gọi buồn
Em ghé ngôi trường, phượng rơi ai bán
Gom hết mua về, mà kết môi tim
Làm nhớ nhau thêm
Thiết tha kỷ niệm, để nhớ nhau thêm !!!



Chiều mòn Cali, anh nhớ Sài gòn
Người tình khoa văn, duyên dáng mặn mà
Năm ngón nỏn nà, bàn tay xinh xắn
Em vẩy tay chào, ngày đó chưa phai
Còn nhớ trong anh, áo em học trò
Còn mãi trong anh,



Phượng Sài Gòn, hoa đẹp lắm
Đâu có nơi nào bằng đất quê hương
Anh phương xa, nhung nhớ muôn trùng
Hoa tên em, trang vỡ mong chờ
Tình thương vẫn thương
Màu hoa vấn vương...... lòng anh!!!
-----------------------------------------------------------------------------------------






















Hình bóng quê nhà

Đầu vẫn gối lên tháng ngày mỏi mệt
Chân bước đi, đường mấy nẽo vô cùng

Mãi trong tim hình ảnh những dòng sông
Những cụm núi nghiên qua chiều nhạt nắng
Tiếng chuông nhẹ khua trong niềm tĩnh lặng
Đàn chim về nhịp cánh vẽ trên cao
Giải mây trôi lờ lững đến phương nào
Chút ráng đỏ trải dài trên mặt nước

Cánh đồng lúa sẫm màu xanh phía trước
Mấy con đò lặng lẽ mái chèo xuôi
Bên kia sông theo dấu vẽ chân trời
Làng xóm cũ mờ mờ sương đã xuống
Những dáng người in trên màu xanh ruộng
Bóng hoàng hôn từ mặt đất tràn lên
Gió đâu về thoang thoảng chút hương đêm
Hương của lúa, mùi cỏ cây thôn dã

Đã mười năm sao nơi này vẫn lạ
Không nhìn đâu có dấu vết quê hương
Vẫn nao nao trằn trọc những đêm trường
Thao thức nhớ những mặn nồng cay đắng

Trong tiềm thức mịt mù và thầm lặng
Bóng quê nghèo vẫn mãi mãi in sâu

MẠC PHƯƠNG ĐÌNH
------------------------------------------------------------------------------------------


Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông

Hồi còn nhỏ khi còn học tiểu học, tôi vẫn còn nhớ những lời kể của ngoại tôi về Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông, đó là lần đầu tiên trong đời nghe tên thành phố này mặc dù không hiểu chữ Hòn Ngọc Viễn Đông là gì. Hôm nay sống và học tập tại Sài Gòn tôi dần hiểu hơn về một Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông.

Thành phố Sài Gòn trong trí óc của cậu học trò bé nhỏ là nơi đúng nghĩa của chữ thành phố với nhà cửa to lớn, với đèn điện sáng choang, với xe cộ dập dìu, với những cửa hiệu đầy những hàng hóa sản xuất tại đây hoặc nhập cảng từ ngoại quốc. Sài Gòn có nhiều cái mới lạ, người đông đúc và đi hoài không hết. Lớn lên vào học ở Sài Gòn, tôi đã hiểu thêm một chút về thành phố hơn 300 tuổi, từng là thủ đô của Miền Nam khi đất nước chia cắt.

Nhà thơ Chế Lan Viên viết về Sài Gòn trong nhưng năm thập niên 40, ông có nhắc đến những bài ca vọng cổ văng vẳng khắp phố, nghe rất lạ đối với dân miền Trung như ông, và đó là nét đặc biệt nhất mà tác giả ghi nhận.

Có lẽ thời cách đây mấy chục năm và trước đó, đa số dân cư Sài Gòn nói giọng gần giống dân miền Tây Nam Ky`. Có hai chữ của người con gái Sài Gòn nói làm tôi nhớ nhất là “chời ơi” (trời ơi) và “phải hôn” (phải không), nghe rất ngộ, dễ thương. Cái chữ “ hôn” lại càng hấp dẫn được thốt ra từ miệng người đẹp.

Khi nền tân nhạc du nhập và phát triển vào Việt Nam, sau thời kỳ đất nước chia cắt năm 1954 thành hai miền Nam - Bắc thì Sài Gòn trở thành nơi quy tụ của biết bao nhân tài từ nhiều nơi. Sài Gòn là niềm cảm hứng cho biết bao nhạc sĩ viết nên các ca khúc về Sài Gòn. Sau này tôi chỉ nghe lại các ca khúc này qua băng, đĩa nhưng tôi rất ấn tượng với các ca khúc.

Đầu tiên phải nói tới bản Sài Gòn Đẹp Lắm Sài Gòn Ơi của nhạc sĩ Y Vân, gọi tắt là Sài Gòn có câu kết: “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”. Điệu Chacha nhún nhẩy, âm thể trưởng vui tươi, âm điệu dễ nghe dễ hát dễ nhớ làm trở thành bài hát biểu tượng của thành phố. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người Sài Gòn. Ngày nay tôi rất thích khiêu vũ Chachacha với bài này.

Nhạc sĩ Anh Bằng cũng có bài Sài Gòn Thứ Bảy diễn tả nỗi buồn của một người lính trẻ về thăm kinh đô nhưng sao “Sài Gòn thứ bảy mà nghe cô đơn”.




Rất nhiều ca khúc tuy không có tựa đề Sài Gòn nhưng người nghe cảm thấy chất thành phố này bàng bạc trong đó. Chẳng hạn như bản Nhớ Thành Đô của Hoàng Thi Thơ : “ Tôi xa đô thành một đêm không trăng sao. Thành đô còn nhớ mãi, nhớ mãi, chiều mưa trên công viên, giờ chia ly sân ga và khi gặp nhau trên lề đường hẹn hò”.

Một bản mà thập niên 60 rất phổ biến là Bước Chân Chiều Chủ Nhật của Đỗ Kim Bảng với câu hát: “tôi thích lang thang trong chiều chủ nhật, mây tím giăng ngang trên trời Sài Gòn”. Riêng cái âm điệu của câu đầu: si đố si si sol mi sì sì để lại ấn tượng mà sau này bài hát Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn cũng có câu mở đầu giống 90% và lấy câu này làm nét nhạc chủ yếu của ca khúc.

Tại sao bước chân chiều chủ nhật lại được ưa thích? Chợt nghĩ là thời đó ở Việt Nam làm việc 6 ngày chỉ nghĩ ngày chủ nhật, có chỗ nghỉ chiều thứ bảy. Vì thế ngày chủ nhật bà con đi dạo phố Sài Gòn ăn kem, uống cà phê, mua sắm và ngắm phố phường. Không khí rất thanh bình, không có đông đúc chen chúc hỗn lọan, bụi đường khói xe dày đặc như thành phố bây giờ.

Sài Gòn cũng là nơi tập trung các đại học nổi tiếng của miền Nam từ xưa cho đến nay và bài hát Trả Lại Em Yêu của Phạm Duy đã đưa những nét của khung trời đại học với trường Luật thơ mộng : “ Trả lại em yêu khung trời đại học , con đường Duy Tân cây dài bóng mát”.

Nhưng cũng có những bài hát tả những cảnh phố phường Sài Gòn hoa lệ hay những xóm lao động nghèo khổ như bản Xóm Đêm của Phạm Đình Chương, bản Kiếp Nghèo của Lam Phương sáng tác trong một đêm mưa bước về ngang con hẻm nhỏ nghe tiếng ru con. Hay bản Nữa Đêm Ngòai Phố của Trúc Phương, khi cất tiếng hát lên là biết tác giả tả cảnh lang thang ở Sài Gòn lúc về khuya. Sau này những người đi hát dạo, khảy cây đàn guitar thùng, ngân nga những bài hát điệu Bolero tương tự như bản Phố Đêm của Tâm Anh, là cả một bầu trời Sài Gòn hiện ra.

Sài Gòn là chủ đề lớn, là nguồn cảm hứng phong phú cho nhiều bài hát. Cái tên Sài Gòn, đã gắn liền với cái tên Việt Nam. Hòn Ngọc Viễn Đông.


nguồn = sưu tầm








Theo dấu thời gian:
Sài Gòn "tiếng lóng"

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời "tiếng lóng" khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng "sức mấy" để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố "Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám".
Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn bị tạm chiếm, Tây - Mỹ nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; "sức mấy" đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt "tính tính tè tè, tè ti tè ti té", làm cho đường phố càng náo loạn hơn.

Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng "xưa rồi Diễm ơi", mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó,mà người nghe muốn gạt phăng đi.

Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng "Cai gà", gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành "mã tà". Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: "gác-dang" tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói "de cái đít" tức lùi xe arriere; tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi "tiền boa", sau này chế ra là "tiền bo".

Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là "con cò", còn nếu gọi "ông cò" là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi "thầy cò" tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói "cò mồi" là tay môi giới chạy việc, "ăn tiền cò" thì cũng giống như "tiền bo", nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi "xế hộp", đi xe ngựa gọi là đi "auto hí", đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là "xe điếc", đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là "đi cấp", đi khiêu vũ gọi là "đi bum", đi tán tỉnh chị em gọi là đi "chim gái", đi ngắm chị em trên phố gọi là "đi nghễ", gọi chỉ vàng là "khoẻn", gọi quần là "quởn", gọi bộ quần áo mới là "đồ día-vía". Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là "đi xòe", đi đánh chắn gọi là "múa quạt", đi chơi bài mạt chược các ông gọi là "đi thoa", đi uống bia gọi "đi nhậu", đi hớt tóc gọi đi "húi cua". Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là "đi đầu dầu", tức các chàng trai ăn diện "đi nghễ" với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là "hết sẩy", quê mùa chậm chạp gọi là "âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".

Tiền bạc gọi là "địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình.


Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi" tức uống café thiếu ghi sổ...Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu", các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là "luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là "tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ", "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một... đều ảnh
hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.

Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé... Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời. Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám". Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.

Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà", "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi". Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...


LÊ VĂN SÂM
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Cõi Vắng

http://www.youtube.com/w...?v=OiN9Ve-mCDE&NR=1

Em ở chốn nào, cho tôi tìm thấy
Trong từng nỗi buồn, mênh mông còn đấy
Tôi ngồi lặng lẽ sầu
Riêng tôi trong cõi vắng
Trông đợi bao giờ, tình ấy vẫn xa xăm

Trăng về đêm này, trăng sao buồn bã
Như lòng tôi còn bao năm lạnh giá
Tôi gọi người âm thầm
Chân dung chưa lần thấy
Em còn nơi nào, xa lấp khuất chân mây

Tìm về đâu người yêu người trong mộng
Tìm về đâu người tình gọi trong mơ
Em là ai? Tôi tìm trong nỗi mong chờ
Em còn xa tình ta cứ mãi bơ vơ

Em ở chốn nào? Yêu thương còn thắp
Lên đầy tâm hồn, trong tôi chiều tắt
Giữ người tình trong mộng
Trăng khuya sầu lắng
Xa người trong mộng, tôi với cõi hư không.

----------------------------------------------------------------------------------------------***

Tình Tự Mùa Xuân


Từ Công Phụng

Em, lại đây với anh
ngồi đây với anh
trong cuộc đời này
nghe thời gian lướt qua
mùa xuân khẽ sang
chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng

tay này tay nắm tay
nhìn nhau đắm say
như chưa bao giờ
nghe chừng trong mắt nâu
hồn anh đã tan thành muà xuân ngọt ngào phủ ấm thiên đường đôi ta ...



Ðã qua đi ngày tháng uá môi sầu nhớ tình người buồn tênh ...
Em chút giọt lệ ấm, khóc mừng một ngày hạnh phúc miên man ...

Ðã qua đi ngày tháng uá môi sầu nhớ tình người buồn tênh ...
Em chút giọt lệ ấm, khóc mừng một ngày hạnh phúc miên man ...

qua ... ngày buồn đã qua
vì đã có em trong cuộc đời này !


em, ngồi đây với anh !
cùng nhau lắng nghe
giòng sông đang thầm thì trong đất những khúc nhạc tình ...

em, lại đây với anh !
ngồi đây với anh
trong cuộc đời này
bên đàn chim hót ca
này em có nghe
mùa xuân đang mờ thoảng trong mát tình người ... mênh mang .....









































Để hoài niệm vài hình ảnh xưa...






































































Một Ngày Không Có Em



Tác giả: Y Vân





Một ngày không có em
Là lòng anh tan nát !
Cả trời mây u ám
Thời gian vẫn âm thầm
Âm thầm hằn trên bia đá xanh


Một ngày không có em
Là lòng anh se thắt
Cả ngàn cây im tiếng
Chịu tang khóc mối tình
Mối tình như nghĩa trang lạnh lùng...






ĐK:

Đường mây lối gió ai người hay
Tình yêu chấp cánh ra biển khơi
Trời cao man mác xanh nghìn đời
Bụi hồng lấm gót kiếp thương vay
Mùa không lạnh mà sao hồn băng giá


Một ngày không có em
Tuổi hồng thành vô nghĩa
Tình chờ còn chưa mất
Tình yêu đã tan tành !
Tan tành tựa sương khói chiều hoang ...









DAN NGUYEN, Một Ngày Không Có Em

Hình Ảnh Sài Gòn (1960-1970)


Xe hơi Công ty SG, 1965.


Một đường phố Sài Gòn, 1965.


Trong bến tàu Bạch Đằng.


Đường Tạ Thu Thâu, 1968.


Đường Lê Thánh Tôn sau chợ Bến Thành.


Công viên Chi Lăng, mé đường Tự Do.


Từ bờ sông nhìn thẳng vô Tòa Đô Chánh.


Đường Đồng Khánh, 1965.


Bùng binh Phan Đình Phùng (Ngã sáu)




























Gặp Lại Sài Gòn


Sài Gòn đối với tôi là giấc mơ đẹp. Ở đâu, đi đâu tôi cũng nhớ Sài Gòn. Nhớ gì không biết. Không làm sao giải thích. Nỗi nhớ có khi chỉ là nỗi nôn nao nghĩ tới những con đường. Những hàng cây lất phất lá bay. Những tiếng còi xe reo vui lảnh lót. Những người qua lại. Những phố phường tấp nập. Những cửa hàng sáng rỡ. Những bông hoa. Những khuôn mặt dịu dàng của một mùa xuân quá khứ. Nhớ cái nắng . Cái nắng hanh hao của Sài Gòn. Nhớ những cây mưa. Cây mưa của Sài Gòn hình như không nơi nào giống. Và chưa ai tả mưa Sài Gòn hay hơn ông Hoàng Hải Thủy…. Sau những tuần nắng nóng ngột ngạt oi bức khó chịu. Trời chuyển tối sầm, sấm vang, chớp giựt đùng đùng, loang loáng, đất trời Sài Gòn chuyển động, nháng lửa, gió lớn, cây lá vặn mình, những đường dây điện Sài Gòn đong đưa, cả thành phố nín thở chờ đợi, bầu trời vỡ bung, nước đổ xuống sầm sập. Mưa..! Mưa..! Không khí nhẹ đi. Mát rượi. Người Sài Gòn thở ra khoan khoái. Ôi.. phải được sống ở Sài Gòn mới có cái thống khoái chờ, và thấy, và hưởng cái khoái lạc khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống trên mái nhà, mưa tuôn xuống ầm ĩ một giòng thác lũ. (*)

Tôi nhớ những con đường cụt có hai hàng cây phủ um bóng mát Tôi nhớ những góc phố xưa. Tôi hy vọng người ta chưa xử tệ nó. Những con đường ngắn đủ để đi bộ. Những con đường ngắn châu đầu nhau nơi góc nhà thờ như câu thơ Haiku. Đẹp. Vài chữ đã xuống dòng. Những con đường ngắn. Khi chân vừa mỏi, kịp để dừng lại trước bức tượng Đức Bà bằng cẩm thạch trắng do nhà điêu khắc lừng danh G. Ciocchetti tạc tại Ý. Đứng hồi lâu cho trái tim đập chậm lại vì nỗi choáng váng của một cơn vui bất ngờ. Tôi tiếp tục bước. Bước thật chậm. Bước một vòng. Cơn vui như càng huyên náo khi thấy từng viên gạch trần đỏ au của ngôi thánh đường còn y nguyên. Thèm được ngồi xuống nơi bậc tam cấp nơi toà Bưu điện. Có khi ngồi đó nhìn người Sài Gòn loang loáng trước mắt. Hoặc để hy vọng bắt gặp lại mùi thơm của từng khuôn Pâté Chaud vàng ngậy năm nào nơi góc đường. Có khi chỉ ngồi là để ngồi. Có khi là để đợi. Đợi một buổi chiều đi qua. Đợi mặt trời nồng nàn đi qua, những vách tường màu gạch tôm cao ngất của khu Thánh đường sáng lên bỡ ngỡ. Và trời, trời như một ngày nào trẻ thơ cao vút mênh mông trên đầu tôi – như trang trải của mộng mơ và tình tự.

Tôi đứng lên. Lách qua dòng xe, ngoái đầu kịp nhìn chiếc đồng hồ trước vòm mái còn nằm trên bệ gạch giữa hai tháp chuông. Tôi không biết nó còn chạy không. Tôi không hy vọng nó chạy đúng giờ, nhưng tôi mong cái đồng hồ được làm từ năm 1877 chưa bị thay đổi. Xin đừng thay đổi. Hãy để đó. Xin hãy giữ một chút Sài Gòn quá khứ của tôi. Tôi rưng rưng nấn níu nhìn khối kiến trúc đồ sộ như sợ nó biến mất, rồi nép mình dọc theo hè phố. Tôi như bị vây bọc bởi những âm thanh điên cuồng chói tai trên đường phố, nơi có từng đàn xe máy khổng lồ, người người tay chân mặt mũi bị bịt kín chỉ còn chừa đôi mắt đổ tới, lao nhanh tủa ra các hướng với đủ kiểu. Không ai cần quan tâm chú ý gì tới các bảng hiệu đi đường, đèn tín hiệu, hay thậm chí một chút ít trật tự trong một khung cảnh hỗn loạn ồn ào. Chung quanh tôi nhộn nhạo xe cộ, người, bụi, khói và tiếng ồn. Tôi phải trông chừng khi có vài chiếc xe máy vọt lên vỉa hè, lanh lẹ né tránh những đám người đi bộ và biến tuyến vỉa hè của thành phố này thành một làn đường nhỏ cho xe qua lại. Nổi lên trong dòng người xe chuyển động rùng rùng.

Về Sài Gòn, tôi bỗng nhớ khôn nguôi mặt vỉa hè ngày trước kẻ ô vuông nhỏ và hai hàng gốc me già xanh ngắt, trên đầu lá rơi lắt rắc mát rượi khắp lối đi. Mỗi buổi sáng vỉa hè được những người phu quét đường gom sạch lá me rụng, các nút chai, giấy vụn gom thành đống nhỏ. Tôi đi một hồi chợt thấy như mình lạc lối. Lâu quá rồi có thể lạc lối không? Có thể lạc mất lối rồi. Tôi lộn tới lộn lui. Khu công viên như một vườn treo đâu. Không, và đúng là tôi đã dừng chân lưng chừng một con dốc khu vườn xưa đây mà. Ngay sau lưng là ngôi thánh đường. Góc phải bên kia là quán Cái Chùa ngày xưa tôi thường ghé vừa thưởng thức tách trà thơm lừng mùi chanh vừa để tôi nhìn say mê những cội cây cổ thụ trong công viên còn giữ nguyên vẽ đẹp còn hoang sơ ngay trước mắt. Tôi sẽ nhớ, mãi mãi, cái cảm giác của tôi lúc này là một nhói buốt kinh hoàng ở ngực. Cái nhói buốt như thất vọng, như giận dữ vì lần đầu tiên tôi nhìn thấy một bằng chứng cụ thể về sức tàn phá hủy hoại tàn nhẩn ghê gớm khủng khiếp lẫn ngu si của cái mà người ta vẫn gọi là trùng tu. Qua bao nhiêu năm, tôi vẫn hình dung ra được chỗ này, nhớ được ngay tức khắc dù cảnh cũ đã đổi thay.Tôi còn nhớ ở gần một bậc thang, lối lên công viên, nơi bờ tường ốp đá tảng theo kiểu tổ ong, có một tấm bảng bằng gang khắc dòng chữ kỷ niệm ngày khai trương công viên này. Đó là năm 1924. Do một nghệ sĩ người Pháp thiết kế. Miếng gang đó bây giờ người ta quăng nó đâu rồi. Tôi đứng thật lâu nơi lớp gạch nguội lạnh. Những mảng cỏ dưới chân tôi. Tôi cảm thấy từng tấc đất đá, từng bụi cây, từng mảng cỏ đang nhìn lên. Cái nhìn thăm thẳm chăm chú lại như con mắt to đen ngỡ ngàng của tôi nhìn vào sự tàn lụi, phá nát. Chúng nói gì? Chúng muốn nói gì với tôi? Nhà văn Pháp đã từng nói cảnh vật thiên nhiên an ủi được mọi thứ. Cảnh vật thiên nhiên mà ông nói đó đã thay đổi rồi. Thay đổi thật dễ sợ. Những cây đa cổ thụ buông thỏng những chùm rễ sắc lục một màu xanh thẫm của dân Sài Gòn đã bị đốn vụng hay móc gốc mang về làm của riêng của ai rồi. Những thân cây phong da mốc thít, cao vút tàn lá xum xuê đong đưa mát rượi một khoảng trời đâu rồi. Chim chóc giờ im lìm, chỉ nghe tiếng tôi vọng nghe rên xiết thật thê lương. Phút này, cái phút này, tôi như bị gió bủa vây, người chập choạng lao đao. Tại sao người ta làm vậy? Tại sao họ lật nhào cả một cụm rừng công viên nghệ thuật hiếm hoi giữa một Sài Gòn chật chội để cắm trên đó một toà nhà diêm dúa xanh xanh đỏ đỏ. Tôi tin người Sài Gòn phẩn nộ. Người Sài Gòn xót xa như tôi. Tôi bỗng tức tối. Tại sao tôi đứng đây? Tôi về đây?

Lòng tràn đầy những ý tưởng thất vọng do trở về muộn màng không kịp nhìn những nơi chốn thân yêu. Tôi cảm thấy mệt, thấy chán nản như vừa trãi qua một cuộc hành trình không vui vẻ. Lòng lại tràn ngập nỗi thất vọng trước những cảnh cũ không còn. Những quán càphê của một thời SàiGòn không còn như La Pagode, quán cà phê Cái Chùa nằm trên góc chỗ ngả tư Lê Thánh Tôn và Tự Do. Nhớ Givral từng được đem vào tác phẩm văn học của Graham Greene – Givral cũng được xuất hiện trong trường đoạn của cuốn phim Người Mỹ Trầm Lặng cũng bị phá bỏ rồi. Nhớ Brodard bây giờ thay kiểu, đổi màu mất tên. Những nơi này đã ghi dấu nhiều nghệ sĩ lẫy lừng trong văn học, thi ca, họa sĩ, phim kịch, nghệ thuật cùng những nhân vật tai mắt trong chính trường, xã hội của Sài Gòn một dạo – Những nơi này lẽ ra phải được giữ gìn. Mặc dù tôi cũng biết Hoàng Gia. Quán Gió. Chiều Tím. Quán Văn. Thằng Bờm biến mất. Passage Eden có rạp ciné Eden 2 tầng lầu xưa nhất Sàigòn đang hấp hối, hay tan tành trong đống gạch vụn. Building Tax. Crystal Palace. Rex đã được tô phết. Trùng tu – Tôi không có cảm tình với hai chữ này – Với tôi, trong xã hội này nó vừa đồng nghĩa với hủy diệt, với xa lạ, với xót xa. Tất cả không còn là những mắt nhìn thân quen của tôi xưa. Của một thưở Trà Hoa Nữ, Love Story mộng mị…. Tôi nhớ tha thiết Thanh Bạch. Nước mía Viễn Đông. Hẻm bún chả Casino. Nhà sách Khai Trí. Nhà sách Xuân Thu tức Albert Portail cũ… Tôi buồn rầu khêu dậy trong lòng mình những dấu vết thấp thoáng tàn phai của một thời đại mà cái hồn nhiên đã thành kỷ niệm. Tôi nghĩ đến khoảng thời gian không cùng ấy với sự đổi thay rộng lớn của cuộc đời và của con người. Tôi nghĩ đến những tầng lớp của biến chuyển tàn nhẫn, đảo lộn ghê gớm, đến cái độ tan biến hoàn toàn những dấu vết cũ. Con đường cũ. Và kỷ niệm phải chăng chỉ là một hình ảnh trừu tượng.

Tôi bước tới dòng sông lồng lộng gió, Dòng sông mơ màng. Hình ảnh cơn gió làm sóng nước lăn tăn khiến những người một thời ra cầu tàu hóng gió không bao giờ nhạt nhoà trong trí. Dòng sông có những con tàu đang chờ dời bến ra khơi. Bên kia đường là toà nhà cao nhiều tầng phô mầu xám trên những mặt phẳng đứng gồ dẹp xen giữa những khuôn cửa rộng sau bao lơn phơi những mảnh quần áo đầy màu sắc như những lá cờ đỏ rần rần khắp các lối đi. Một vài khuôn cửa mở thấy hiện khoảng trống mờ của phòng ở trên cao. Những khuôn mặt đàn ông thanh niên lô xô đứng ngoài bao lơn hút thuốc lá ngắm phố. Tôi không muốn trở lui con đường cũ. Tôi đi thêm một quảng đường mê man như người say nắng. Đẩy cửa kính của một nhà hàng ăn uống giải khát. Bước vào ngẩn ngơ. Ngồi xuống một chiếc ghế gần cửa kính. Tôi thấy những bông hoa bằng vải bám sỉn bụi đặt trên bàn. Quay sang thấy tôi trong khung kiếng cửa sổ. Cái thoáng hình ảnh tôi thấy tôi lạc lõng như cơn gió lạnh đến giữa mùa Hè. Cuộc đời mênh mông kệch cởm dàn trải bên ngoài sao quá xa lạ với tôi. Dĩ vãng như những ước hẹn mông lung, những đợi chờ vô vọng, những dang dở ngậm ngùi. Nơi này, sự sống hoa bướm cũ thật không còn nữa. Tôi nghĩ đến những người bỏ đi. Đến những người ở lại. Đến những người mới đến. Đến tự do của con người. Đến tất cả chúng tôi. Xúc cảm dâng lên làm tôi nghẹn ngào muốn khóc.

Trong nhiều ngày, tôi sẽ bị cầm chân ở đây, sẽ phải chạm mặt với những kẻ không mấy ưa thích. Sài Gòn của tôi là một miền kỷ niệm. Một giai đoạn quá khứ. Tôi buồn rầu khi nghĩ Sài Gòn bây giờ chẳng còn lưu một chút gì của mùi hương quá khứ.

Sài Gòn của tôi chỉ trong mộng tưởng. Thế thôi.

Thụy Vi
( Hầm Nắng, Khai bút đầu năm 2011 )
( * ) HHT
Cà phê Sài Gòn Xưa


Tác giả/Nhân vật: Lương Thái Sỹ

Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm nhận lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không? Bạn đã có đủ những gì bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.



Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân…



Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.




Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức)- đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?



Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.


Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.


Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng…

Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất … Đa La. Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà… Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.



Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si. Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự – Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.




Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai ; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ.

Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý. Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác Hình phạt, Zara đã nói như thế! Che Guervara, Garcia Lorca. Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.



LƯƠNG THÁI SỸ – AN DÂN
Ðọc Marguerite Duras, chợt nhớ Sài Gòn...





Nguyễn Mạnh Trinh



Ðất nước của Marguerite Duras, cuộc đất từ thuở nguyên thủy, nơi chốn mà bà vẫn đinh ninh là quê kiểng của mình từ lúc sinh ra đến khi cuối đời, là Ðông Dương (Indo-China). Ðiều ấy đã thành một khuôn mẫu rõ nét trong văn chương và đời sống bà...” Laure Adler, trong cuốn sách “Marguerite Duras, A Life” đã mở đầu chương sách thứ nhất như thế. Trong lần gặp gỡ để viết một tác phẩm ghi chép lại chân dung một nhà văn nữ nổi tiếng vào bậc nhất của văn học thế giới thế kỷ hai mươi, Adler đã dành nhiều chương để nói về những nơi chốn mà Marguerite Duras đã để lại nhiều kỷ niệm. Những nơi chốn của địa danh Việt Nam: Sài Gòn, Gia Ðịnh, Vĩnh Long, Sa Ðéc, Hà Nội... Ít có một ai, lại yêu mến đất nước Việt nam như bà. Trong một cuộc phỏng vấn, bà thố lộ: “Tôi yêu những người nghèo, ở đó tôi tìm được những nét thuần lương chịu đựng. Tôi cũng là một người Pháp nhưng nghèo như họ và tôi cũng hiểu được thế nào là sự áp bức của những người Pháp thực dân. Do đó nhiều lúc tôi như có sự bức bối của những điều cần bầy tỏ”.


Marguerite Duras là một người Pháp nhưng sinh đẻ ở Gia Ðịnh, năm 1914, ngày 4 tháng Tư. Cha là một giáo sư toán và mẹ là một cô giáo tiểu học nhưng gia đình bà cũng không sung túc lắm. Từ khi mới sanh ra đến lúc mười tám tuổi nơi cư ngụ chính là Sài Gòn, một thành phố mà theo bà có những nét đẹp làm bà không thể quên được. “Tôi không có một ý nghĩ nào về thời thơ ấu của tôi ngoại trừ nước. Thành phố của tôi là một thành phố xây dựng trên nước, bên bờ những con sông rạch. . . ” Bà từ trần năm 1996 và ở ngôi mộ của bà trong nghĩa trang Montparnasse ở Paris là một bia mộ xám nghiêm trang khắc hai đóa hoa và hai chữ viết tắt: M. D. của tên tuổi Marguerite Duras, với hai hình ảnh khắc họa hai chân dung của hai thời kỳ, một của một cô bé ngây thơ đầy khêu gợi trên chuyến bắc ngang qua sông Cửu Long đội mũ đỏm dáng với đôi môi tô son đỏ thẫm, và, một của thiếu phụ với khuôn mặt và thân thể bị tàn phá bởi nghiện rượu, mặc một bộ trang phục thanh nhã. Bà đã nhiều lần điều trị bằng hóa học và chịu 5 tháng bị “coma”. Trước giây phút bà từ bỏ cõi đời đôi môi bà còn mấp máy chữ “Ecrire. ” Bà vẫn muốn viết, vẫn tha thiết với nghiệp dĩ cầm bút của mình. Bà đã viết và yêu những gì bà đã thổ lộ. Bà tự mình sử dụng những kỳ thú mà luân lý cần thiết để bắt bà sống và nghĩ trong một thế giới song hành với thế giới người khác. Tất cả năng lực của bà dồn vào cây bút và bà đã sống trong những chủ động hành động theo tâm thức bà. Khi tuổi mới mười lăm, bà đã nói với mẹ bà rằng điều duy nhất bà muốn là làm người kể chuyện và bà thực sự hứng khởi với tất cả những gì mà trong thời gian ấy chẳng có ai nhắc và để ý đến. Bởi vì, tất cả những mảnh hồi ức đau buồn đều được tinh lọc trong ngôn ngữ văn chương. Mối tình của bà với người đàn ông trưởng giả trong “L'Amant” (bản Anh ngữ “The Lover”) làm nhắc lại những nơi chốn, những phong cảnh mà bà không thể nào quên lãng được. Trong văn chương bà nhắc đến mùi hương thơm đặc biệt buổi sáng của thành phố Sài gòn, đến những phong cách, những sinh hoạt của khu phố Tàu ở Chợ Lớn, đến những đại lộ thênh thang rợp bóng mát của hàng cây me cổ thụ với những ngôi biệt thự rực đỏ mầu hoa sau hàng rào. Và, những tà áo trắng mà bà cho rằng khêu gợi một cách thơ mộng và thánh thiện của thiếu nữ Sài Gòn. Chữ “congais”đã thành một ngôn ngữ lãng mạn để ám chỉ những người thiếu nữ bản xứ. Có người đã phong chức “Ðại sứ của thời kỳ Ðông Dương không quên” cho bà. Qua tác phẩm, tràn đầy một không khí lãng mạn, của những nơi chốn đã in hằn thành nếp trong tâm thức. Bà chỉ sống ở Việt Nam đến năm 18 tuổi, trở về Pháp, học luật trước khi trở thành văn sĩ. Bà đổi tên từ Marguerite Donnadieu thành Marguerite Duras năm 1943, là tên làng xã trong Lot-et-Garonne nơi mà ngôi nhà của cha bà ở đó.






Laure Adler kể có lần M. D. nói “Cô sẽ không tìm thấy bất kỳ một điều gì từ Việt nam. Ðể Yann (tên một nhân vật của “Yann Andrea Steiner”, mối tình cuối của mười năm chót của bà) dẫn cô đến bờ sông Seine, khoảng ba mươi kilô-mét từ Paris, chỗ khúc quanh của dòng sông, chỗ mà lá cây phủ làm nệm giường trên mặt đất bờ sông và trái đất trở thành một bọt biển khổng lồ. Ở đó, không giống như dòng sông Mekong. Mà, đích thực, nó là sông Mekong. Một dòng sông có thực. . . ” Adler đã làm theo, đến bờ sông Seine, nhướng mắt tìm kiếm. Không có gì lạ. Bây giờ là mùa thu, những cơn gió chướng lay động ánh đèn, sương mù như muốn che phủ một không gian tĩnh lặng. Không có một chút nào Việt Nam cả. Ở đây là xứ Pháp. Và tất cả như phủ định ý muốn kiếm tìm một nơi chốn mà M. D. luôn nghĩ về và tưởng tượng. Không có sông Mekong ở đây trong thế giới hiện thực của Laure Adler. Nó chỉ hiện hữu với M. D. trong niềm yêu mến vô bờ của riêng bà.



Trong tiểu thuyết của M. D. có hai tác phẩm tràn đầy không gian và thời gian của một xứ thuộc địa của Pháp gọi là Ðông Dương. Ðó là “Un Barrage contre le Pacifique” (bản Anh ngữ “Sea Wall”) và “L'Amant” ( bản Anh ngữ “The Lover”). Có thể gọi đó là một phần đời của tác giả mà chất hồi ký tự thuật nhiều khi thật rõ nét. Cái chết của người cha đã mang gia đình vào sự túng quẫn tài chính. Những người con lớn lên vất vưởng trong đói kém như những người địa phương bản xứ. Người mẹ, Marie Legrand, đã cố gắng phấn đấu để chống lại cái thiếu thốn, cái đói kém. Bà làm việc trong vô vọng trên mảnh đất của bà, đắp đê chống lại sự xâm thực của biển và gió nhưng hoài công. Mấy đứa con lớn lên trong hoàn cảnh ấy. Bà mẹ khám phá ra đứa con gái xinh đẹp gần gũi nhưng xa lạ, ăn mặc phong cách, đời sống tình cảm cũng như tình dục khác với những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác và hiểu đó sẽ tạo thành sức hấp dẫn đối với người khác phái. Marguerite Duras gặp người đàn ông Trung Hoa giàu sang và có một tình sử lạ. Muốn trở thành một người giàu có là một ám ảnh dầy vò bà từ lúc thiếu thời. Nhiều năm sau, khi hồi tưởng lại, bà cho rằng tiền bạc cũng chẳng thay đổi được gì bởi vì bà đã luôn luôn giữ cái mặc cảm đáng ghét của người nghèo khó. Ở bà, cái nghèo từ lúc chào đời như một di truyền miên viễn. Và, cũng vô phương để thay đổi. Người đọc sẽ dễ dàng cảm thấy được nỗi thất vọng sâu sắc và nỗi đau thầm lặng phản ánh từ đời sống thực tế.


“Một ngày kia, tôi đã già, ở một lối vào của một công thự, một người đến gặp tôi.” Ông ta tự giới thiệu mình và nói, “tôi đã biết bà nhiều năm nay... Mọi người đều nói bà rất đẹp khi còn trẻ, nhưng tôi lại muốn nói với bà tôi nghĩ rằng bây giờ bà lại đẹp đẽ hơn lúc ấy. Hiếm có hơn khuôn mặt bà lúc thanh xuân, tôi thích vóc dáng bà bây giờ. Khuôn dáng của tàn phá.” Ðó là những hàng chữ bắt đầu của tiểu thuyết “L'Amant”, một tác phẩm in năm 1984 không những mang đến cho bà giải thưởng lớn nhất Goncourt của văn học Pháp mà còn có ba triệu độc giả và dịch ra hơn 50 ngôn ngữ. Ngoài ra đã được nhiều lần dựng thành phim. Câu chuyện kể về một mối tình của một cô bé người Pháp mười sáu tuổi và một người Tàu triệu phú lịch lãm. Chuyện tình ấy xảy ra ở Việt Nam với khung cảnh của phố xá vùng Chợ Lớn, chuyến bắc ngang qua sông Cửu Long, cổng trường Petrus Ký, những con đường Sài gòn tĩnh lặng, bến Nhà Rồng,...



Năm 1996 ở Sài gòn, ở hè phố đối diện với khách sạn Continental, những đứa trẻ bán dạo bán những tấm hình của “L'Amant” với một cô bé nhí nhảnh đội chiếc nón theo trang phục ngày xưa. Vóc dáng thì của Marguerite Duras nhưng lại chính là chân dung của nhân vật trong phim. Một thời kỳ như sống lại... Alder kể lại. Bây giờ, Sài gòn khác nhiều so với phong cảnh được tạo dựng lại trong phim. Con đường Catinat của những quán cà phê, tiệm ăn, cửa hiệu bách hóa thanh lịch ngày xưa nay xô bồ hỗn độn với trăm vạn cửa hàng lớn nhỏ chen chúc đầy ngập hàng hóa, từ những chiếc máy điện toán, đến những đồ gia dụng hàng ngày. Khách trên đường cũng không còn những bộ đồ trắng thời thuộc địa, với cái mũ phớt trịnh trọng, với những tà áo dài tha thướt. Bây giờ, là thế hệ của quần blue jean, của những bộ đồ thể thao đặc sệt chất Mỹ, với cái nón base ball trên đầu.







Marguerite kể rằng khi còn nhỏ mẹ bà có dẫn bà đi xem cinema ở rạp hát Eden. Lúc ấy, rạp chiếu bóng này nằm nép trong một con hẻm nhỏ, bên cạnh một rạp hát cải lương. Bây giờ, chốn ấy đã thành một bãi đậu xe. Thời thế biển dâu, đã gần một thế kỷ rồi nhưng sao đọc lại thấy man mác. Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ? Một cảnh thổ khác đã được dựng lại bởi đạo diễn Jean-Jaques Annaud năm 1992 trong phim The Lover. Ðó là thành phố Sa Ðéc nơi mà gia đình M.D. trú ngụ. Ngôi trường tiểu học nơi bà mẹ đi dạy mỗi ngày cũng như ngôi nhà nhỏ vẫn còn nhưng rệu rã. Thành phố ấy nằm bên bờ sông dậy sóng và Marguerite Duras đã viết như sau: “Mẹ tôi thỉnh thoảng nói với tôi rằng không có nơi chốn nào trong suốt nguyên cuộc đời tôi lại nhìn thấy được một dòng sông đẹp đẽ, vĩ đại và hoang dã như ở nơi đây. Sông Mekong và những phụ lưu của nó đổ ào ra biển, lưu lượng nước khổng lồ tự nhiên biến mất dưới sự xoi mòn của đại dương. Trên một vùng bao la vô tận của tầm nhìn, con sông chảy uốn khúc trong trượt dốc của đất trời thấp xuống...” Ðọc những đoạn như thế rất nhiều trong “L'Amant” chúng ta cảm được lòng yêu thương của bà với đất nước, cảnh thổ này rộng lớn biết bao.

Trong “L'Amant”, những cảnh Sài Gòn buổi sáng được mô tả tuyệt diệu. Lúc sáng sớm cổng trường vừa mở, không khí nồng nàn mùi cỏ cây, với mùi hoa ngây ngất. Những ngôi biệt thự với mái ngói đỏ đỏm dáng trong màu nắng mới. Những tà áo dài trắng gợi lại một không gian tinh khiết, Marguerite Duras học ở trường Chaaeloup-Laubat. Lớp học bắt đầu lúc sáng sớm khi sức nóng của mặt trời chưa làm khó chịu và mùi của lá me còn thoang thoảng. Bà kể lại: “Ðây là con đường dẫn đến trường học. Ðúng bảy giờ rưỡi sáng. Ở Sài Gòn, thời khắc ấy mát mẻ dễ chịu làm sao khi những chuyến xe công cộng đi qua. Cả phố xá thoang thoảng mùi bạc hà mỗi khi bước chân thiếu nữ da trắng ngang qua, một mùi hương huyền diệu làm ngây ngất những cậu con trai bản xứ...”






Ðọc “L'Amant” tự nhiên tôi nhớ lại những ngày học trò, thuở mới biết yêu ngu ngơ như những chàng gà trống. Duyên Anh cũng viết “Ngày xưa còn bé” và lột tả được một thời thiếu niên mơ mộng. Với “Người tình”, tình yêu chứa đầy những ẩn ức và nổ bùng ra những “scandal” tai tiếng. Một cô bé chỉ mười lăm tuổi đã yêu một người tình giàu có lịch lãm. Cuộc tình ấy bắt đầu trên chuyến bắc ở Sadec và là một mối tình trưởng thành trước tuổi. Ngây thơ đã được thay thế bằng những cảm nhận khác...

Tình yêu. Cuộc đời. Nỗi chết. Là những chuyên chở mà Marguerite Duras muốn diễn tả. Nhưng với riêng tôi, tiểu thuyết của bà làm tôi trân quí hơn những kỷ niệm. Tác giả “L'Amant” chỉ sống ở Việt nam có mười lăm năm mà đã yêu đất nước ấy như thế thì tôi đã sinh ra, sống, yêu, đau khổ trên quê hương ấy thì chắc tình cảm phải nồng nàn thắm thiết hơn. Thế mà tôi lại bất lực không viết được những điều ấp ủ thì có phải đáng trách móc và ân hận không? Trong khi quỹ đời đã đến mức tuổi sáu mươi!

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đêm nhớ về Sài Gòn
Trầm Tử Thiêng

Đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy phố phường, buồn xưa chưa nguôi
Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi
Đường im nghe quá khứ trong sầu
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau
Tình lẻ loi canh thâu

Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông .
Gợi bao nhiêu cho cùng ...

Yêu me một khối tình quê
Yêu em từng bước tình si
Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về

Ta như cậu bé mồ côi
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi
Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn

Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
--------------------------------------------------------------------------------------------
Dạo phố Bonard chiều Chủ Nhật


Chu Trinh



Phố Bonard chiều Chủ Nhật... Bên kia đường là tiệm kem Bạch Đằng.




“Hàng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm...” về những buổi chiều đi dạo trên phố Bonard, con đường Lê Lợi xôn xao xiêm áo, nơi hội tụ của những trai thanh gái lịch đất Sài thành, Hòn Ngọc của Viễn Ðông, một thời vui nhộn, một thời huyên náo.Trong lòng những người đã từng đi dạo qua đây một thời trẻ trung vẫn đầy ắp những kỷ niệm ấm áp ngọt ngào.

Ngày xưa ấy có lẽ Sài gòn không có nơi nào vui chơi hấp dẫn hơn phố Bonard hay sao mà bọn choai choai từ khắp nơi cứ đổ về con đường trung tâm này chỉ để ngắm nhau và khoe quần khoe áo, nhất là vào những chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật. Khúc đường cũng chỉ ngắn thôi, bắt đầu từ chợ Bến Thành, hướng về trụ sở Quốc Hội cũ nay là Nhà Hát Thành Phố, cứ chọn đi bên lề bên trái là đông vui nhất vì bọn trẻ toàn đi trên quãng đường này còn bên kia chỉ những người có việc mới vội đi qua vì nắng chiều bên đó gay gắt và không vui mắt bằng bên này.

Trên đoạn đường này việc buôn bán có vẻ sầm uất,đủ các mặt hàng như quần áo, giầy dép, ví da, túi xách, dây nịt, các loại lịch, tranh ảnh nhưng đáng chú ý là nhà sách Khai Trí, hàng kem Bạch Ðằng ở góc Pasteur, hàng nước mía Viễn Ðông ở bên kia đường và hàng thịt phá lấu cũng ở cạnh nước mía Viễn Ðông là các cô cậu chiếu cố nhiều nhất.

Bọn trẻ lúc đó làm gì có tiền vào ngồi những nơi sang trọng như Brodard, La Pagode bên Catinat, trong túi chỉ có mấy đồng bạc nên sau khi đi tới đi lui khát bỏng cả cổ chỉ có thể rủ nhau uống ly nước mía $2 hoặc mua vài đồng thịt phá lấu xâu trong cái que tăm vừa đi vừa ăn. Sang hơn thì vào kem Bạch Ðằng ngồi ngắm giai nhân tài tử đi qua đi lại cũng chỉ mất khoảng $10. Thú vị là dân đi dạo đều ăn mặc đẹp đẽ lịch sự.

Các cô hầu hết đều mặc áo dài muôn màu muôn sắc và muôn kiểu dáng. Sau này tôi còn đọc được là nhiều nữ sinh đã tự vẽ áo dài cho mình đi dạo phố khiến thiên hạ trầm trồ vì vừa lạ vừa đẹp. Hơn nữa là họ không đi một mình mà đi hàng đàn, mặt mày tươi vui, ríu rít như đàn bướm rực rỡ. Từ khi kiểu cổ áo dài Ngô đình Nhu ra đời thì áo dài cũng đột phá sang một giai đoạn mới với rất nhiều kiểu dáng lạ, lúc đầu vạt áo dài gần tới chân, sau đó ngắn dần có lúc chỉ dài hơn cái áo bà ba vài chục phân, cỡ ngang đầu gối. Tay áo lúc thon nhỏ, lúc loe ra, lúc ngắn lại, lúc dài che nửa bàn tay. Thân áo thì ngoài nhiều màu sắc ra còn in hình hoa lá hoặc sọc đủ loại.

Cuối cùng là các kiểu áo vẽ có thể do các họa sĩ được đặt hàng hoặc do chính chủ nhân của cái áo tự thiết kế. Cái quần dài của các cô cũng có những bứt phá không tiền khoáng hậu. Lúc đầu quần bó ống, quần ống loe rồi nó cứ dần dần rộng thêm ra từ mông xuống ống quần đến nỗi thoạt nhìn không biết cô đó mặc quần hay mặc váy. Ăn mặc như vậy thường bị các vị phụ mẫu cấm đoán. Thời đó báo chí có kể việc một ông bố bắt gặp cô con gái mặc quần maxi ngoài phố đã lấy kéo xẻ một đường dài từ ống quần lên tới gần mông ! Còn lai quần lúc đầu được may lại cẩn thận sau đó người ta chỉ hơ lửa cho hết tưa vải! Cái lai quần hơ lửa nhìn mềm mại và có nét duyên dáng riêng.

Bọn con trai cũng từng đàn ra phố “rửa mắt” nói nói cười cười, ngó ngang ngó ngửa. Thời đó chưa ai biết đến cái khẩu trang là gì nên người thực việc thực là hiển nhiên, không cần phải khám phá như bây giờ. Quần tây nam tuy ít kiểu cách nhưng lúc lưng cao, lúc lưng thấp,lúc ống nhỏ, lúc ống loe, lúc ống suông với áo sơ mi là chính. Có một số người mặc áo bỏ ngoài quần vẽ hình chim cò rất vui mắt và trẻ trung, họ thường là các sĩ quan trẻ đi tu nghiệp nước ngoài về .Thấy hay, một số người cũng bắt chước.

Về sau còn có áo thung Montagut là hàng cao cấp cũng được nhiều người ái mộ. Dạo phố Bonard thực ra chỉ là đi lên đi xuống trên một đoạn đường, không phải để mua sắm gì mà chỉ cốt để ngắm thiên hạ đi lên đi xuống; nhưng hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác và thậm chí hết năm này đến năm khác các bạn trẻ cũng không chán, mỗi lần đi họ cũng vẫn tìm được niềm vui mới và những điều mới lạ, thích thú.

Trong những nhóm đi dạo thường có tiếng sầm xì: con nhỏ đó là dân Văn khoa, anh kia là dân Dược v.v... Phải chăng họ đã ghiền cái không khí, ở đó họ được gặp những khuôn mặt vui tươi,cái sinh hoạt náo nhiệt và mong tìm gặp được bóng dáng hạnh phúc của đời mình trong số những người cùng đi dạo như thế.Vì vậy chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật phố Bonard lúc nào cũng tưng bừng náo nhiệt, hầu hết là đám thanh niên nam nữ, giới sinh viên, các quân nhân về phép.

Nơi đó chính là một vườn hoa xuân và con người là những đóa hoa tươi thắm. Hôm nay sau mấy chục năm tôi lại có dịp đi dạo trên hè phố Lê Lợi chiều Chủ Nhật, con đường xưa còn cất giữ nhiều kỷ niệm ngọt ngào không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều người nữa. Cũng đoạn đường cũ nay đã thay đổi khá nhiều, nhà cửa nhiều chỗ khang trang hơn. Nhà sách Khai Trí nay là FAHASA (cơ quan phát hành sách của nhà nước), không còn đông đảo người vào xem như xưa.

Kem Bạch Ðằng xây lại, lúc tôi đi qua khá thưa thớt: có mấy người trẻ nước ngoài xen với vài cô cậu người Việt. Nước mía Viễn Ðông và hàng Phá Lấu không còn lại dấu vết gì. Tôi không tìm thấy tà áo dài nào tha thướt trên đường, trừ mấy cô bán hàng bị bắt buộc mặc đồng phục, lượng người đi dạo rất lưa thưa và phần lớn là người nước ngoài. Những nam thanh nữ tú giống ngày xưa giờ chẳng thấy bóng dáng một ai:

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo!

(Bà Huyện Thanh Quan)

Ngày xưa đi giữa đám đông là hòa mình vào đám đông, ngày nay tôi lạc lõng giữa những du khách nước ngoài như đến một vùng xa lạ. Chợt có một bà người nước ngoài hỏi thăm nơi đến một siêu thị, tôi cũng ngỡ ngàng chẳng biết nó ở đâu mà chỉ. Các cửa hàng chỉ thấy những người ngoại quốc ra vào và có lẽ các chủ nhân cũng chỉ mong như thế. Khách hàng thuộc nhiều quốc tịch và màu da mà không còn có từng đàn cậu trai, cô gái trẻ trung vui tươi dắt nhau trên phố, như ngày xưa, từ các trường đại học Việt Nam trong thành phố mà con số hiện nay rất đông đảo. Không biết giờ này họ đang làm gì hoặc vui chơi ở những chỗ nào?

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Ðình Liên)

Ði mãi, tôi cũng rẽ sang khu thương xá TAX, bây giờ xây lại rất Tây, sang trọng, nhưng khách hàng lưa thưa ít người ngoại quốc và lẻ tẻ vài cặp người Việt. Ở đây tôi có cảm giác mình đang shopping ở một nơi nào không phải Việt Nam.





Có người bảo không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông. Dòng thời gian trôi đi đã xấp xỉ trên dưới bốn mươi năm, biết bao biến cố đã xảy ra, tinh thần và cả thể xác con người đã thay đổi quá nhiều, trai thanh gái lịch ngày xưa giờ chỉ còn là những cụ già nhăn nheo, lọm khọm phiêu bạt khắp nơi trên trái đất. Những ai muốn tìm lại cảm giác của quá khứ trên con đường này chỉ họa may còn thấy trong giấc mơ.”


Phố Bonard chiều Chủ Nhật...Bên kia đường là khách sạn Rex..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét