THỰC ĐƠN NGÀY TẾT
Một số lưu ý dưới đây giúp bạn chọn thực phẩm ăn Tết hợp lý với tình trạng bệnh.
Sáng tạo từ các món ăn cổ truyền
Quy tắc là cân đối khi nấu và để ý lượng khi ăn. Cụ thể như khi gói hoặc mua bánh chưng, bánh tét, bạn nên chọn loại nhân ít thịt mỡ, bánh cỡ nhỏ hoặc trung bình. Món canh, súp, hầm ít xương, hạn chế thịt mỡ, ưu tiên các loại rau lá xanh (bó xôi, rau cải, súp lơ xanh), thay vì rau củ (cà rốt, khoai tây, bắp ngọt) vì rau củ thường chứa lượng đường cao hơn rau lá xanh... Các loại dưa hành là thức ăn tốt vì chúng cung cấp lượng chất xơ, cùng với men tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý lượng muối cho vào dưa hành, có thể rửa bớt khi ăn, vì muối là loại gia vị cần lưu ý cho các bệnh lý tim, huyết áp cao hay bệnh mạch vành tim, “bạn đồng hành” của đái tháo đường. Các món chiên xào nên dùng dầu thực vật, các loại đường dành cho người ăn kiêng, tiểu đường.
Ngoài ra, bạn nên để ý những món “ăn cho vui” của ngày Tết như hạt bí, hạt hướng dương… vì vui miệng sẽ dễ ăn nhiều. Chúng lại chứa lượng đường và chất béo cao. Thay thế các loại kẹo ngọt, nước ngọt bằng lượng vừa phải trái cây tươi hoặc nước trái cây hay một số loại bánh kẹo đặc biệt được chế biến bằng đường thay thế.
Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, ít ngọt
Đó là các loại rau củ quả. Ngoài các món dưa kiệu, bạn có thể mua thêm rau sống như xà lách, dưa leo, các loại rau thơm, hành ngò… cất sẵn trong tủ lạnh. Không chỉ giúp cho bữa ăn ngày Tết thơm ngon, ít ngấy, chúng còn cung cấp lượng chất xơ, vitamin cần thiết. Chất xơ giúp chất bột đường sau khi đưa vào cơ thể, sẽ được hấp thu dần vào máu, nên không làm đường huyết tăng cao.
Ngày Tết bận bịu, bạn thường khó bảo đảm ăn đúng giờ do đó nên chuẩn bị các thức ăn phù hợp với người đái tháo đường để “chữa cháy” khi đói như bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên cám, ít ngọt hoặc sữa chuyên biệt dành cho người bệnh này. Sữa dành cho người đái tháo đường có thể dùng như bữa ăn chính, thay thế bữa ăn phụ hoặc ăn dặm khi đói. Đặc biệt, với cơ chế phóng thích đường chậm, phóng thích đường từ từ vào máu, sữa chuyên biệt này vừa giúp ổn định đường huyết, đảm bảo cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể ngay khi bạn bận rộn với Tết.
Ăn uống hợp lý, kiểm soát lượng đường
Nguyên tắc ăn Tết cho người tiểu đường là nên ăn khi đói và ngưng khi đã lưng bụng. Đồng thời luôn ý thức kiểm soát lượng đường trong thức ăn. Trong một bữa không nên ăn thả cửa những món khoái khẩu nhưng không tốt cho sức khỏe trong một bữa, mà hãy “trải ra” mỗi bữa vài miếng nhỏ. Ăn kèm thật nhiều rau. Ngoài ra, bạn không nên nhịn hoàn toàn hoặc quá kiêng khem làm cơ thể mau đói, thiếu chất. Điều này có thể khiến bạn dễ ăn bù quá nhiều sau đó. Nếu biết cách lựa chọn và chế biến các món ăn phù hợp, ăn cân đối và để ý lượng khi ăn, người bệnh sẽ có được một cái Tết trọn vẹn với gia đình và bạn bè.
Lợi ích về thể chất và tinh thần của đi bộ
Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ
đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ
đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần.
1. Tốt cho tim
Một nghiên cứu gần đây đưa ra kết luận, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome)- một nhóm các triệu chứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, và đột qụy. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 24 triệu phụ nữ nước này mắc hội chứng chuyển hoá. Không có thời gian để đi bộ nửa giờ mỗi ngày ư ? Một nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng, hoạt động thường xuyên (Kết hợp đi bộ và đi xe đạp) đồng nghĩa với việc giảm 11 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ.
2. Loại bỏ nguy cơ mắc ung thư ngực
Đi bộ chỉ cần vài giờ mỗi tuần có ý nghĩa đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư ngực, (theo công bố trên tờ tạp chí của hội y học Mỹ). Đồng thời đi bộ làm giảm béo, tăng khả năng sản sinhestrogen. Kết quả của nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở tuổi mãn kinh (50-79 tuổi) với những người có thể trạng bình thường, nguy cơ mắc ung thư ngực giảm đi 30 %, còn những người thừa cân thì chỉ giảm từ 10-20 %. Nghiên cứu trên phụ nữ trẻ hơn cũng đưa đến kết quả tương tự.
3. Giúp ngủ ngon hơn
Đi bộ nhanh vào buổi chiều giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn (Theo lời khuyên của tổ chức Giấc ngủ Quốc tế). Hơn nữa, nhiều ý kiến còn cho rằng, đi bộ làm tăng lượng hormone serotonin giúp cho bạn được thư giãn … Tuy nhiên bạn đừng nên đi bộ 2 giờ trước khi ngủ vì nó quá muộn để cơ thể nghỉ ngơi trở lại.
4. Làm giảm sự đau nhức cơ thể
Hãy đi bộ và bạn sẽ giảm sự đau nhức cơ thể (Đó là lời khuyên của các nhà khoa học, Đặc biệt là môn đi bộ nhanh (Chiwalking- một ý tưởng kết hợp Thái cực quyền, Yoga và Pilates- một môn thể dục mềm dẻo). Nó giống như việc đi bộ thường xuyên nhưng bởi vì bạn thư giãn có ý thức, nó làm cơ thể bạn trở nên cân bằng bao gồm việc vận động cánh tay, làm cho chân không bị stress như khi đi bộ. Kết quả làm giảm đi sự đau nhức. Môn Chiwalking hiện ngày một phổ biến ở Mỹ.
5. Làm cho bạn hạnh phúc
Đi bộ có thể làm cho bạn giảm bớt sự buồn chán, lo âu và stress, đó là một hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Chỉ cần 30 phút đi bộ sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên khá hơn. theo nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Texas - Mỹ). Bỏ ra 90 phút đi bộ 5 lần mỗi tuần là bạn sẽ có được tâm trạng tốt nhất (nghiên cứu của đại học Temple ). Một giải thích được đưa ra : Đi bộ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin, một hoá chất làm cải thiện tâm trạng tạo cho bạn cảm giác lạc quan, yêu đời hơn.
Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể tránh sự tăng cân ở hầu hết những người ít hoạt động tự nhiên. Mặt khác, nếu phụ nữ đi bộ một giờ mỗi ngày và năm lần trong một tuần sẽ tiêu hao 1.500 calo mỗi ngày và giảm khoảng 11 kg cân nặng bị thừa mỗi năm. Việc đi bộ có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn.
7. Duy trì trí nhớ cho người cao tuổi
Một vài nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi chỉ ra rằng đi bộ thậm chí chỉ cần 45 phút mỗi tuần sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer. Đi dạo hoặc tản bộ thông thường cũng đồng nghĩa với việc trí não được luyện tập và trở nên minh mẫn hơn ở tầng lớp người cao tuổi.
8. Bảo vệ xương của bạn
Chỉ cần 30 phút đi bộ 3 lần mỗi tuần là cách tuyệt vời để bảo vệ và rèn luyện cho xương của bạn. Giống như một bài tập, khi đi bộ sẽ đòi hỏi người phải sử dụng 95 % hệ cơ, thực tế quá trình này giúp thúc đẩy và khiến cho xương của bạn trở nên khoẻ mạnh và rắn chắc hơn.
Ngoài việc dùng thuốc , người bị bệnh tiểu đường còn phải cẩn thận vể ăn uống, tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh căng thẳng tâm thần…Trong những điều này, tập thể dục giữ một vai trò quan trọng. Thật vậy tâp thể dục giúp duy trì trọng lương cơ thể ở mức vừa phải, thân thể khoẻ mạnh, giảm lương đường trong máu, giảm huyết áp, tăng sức mạnh cho tim, tăng lượng cholesterol tốt, giảm căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần …Nhưng vấn đề là người bị tiểu đường phải tập thể dục ra sao để đạt kết quả tốt nhất.
1- Chọn lựa loại thể dục
Có nhiều loại thể dục nhưng chỉ có một số loại thích hợp cho người bị tiểu đường. Những loại thể dục đó gồm có đi bộ (ngoài trời hay trên dụng cụ), chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp (ngoài đường hay tại chỗ), khí công, thái cưc quyền (tai chi)
Tùy theo điều kiện tuổi tác, thể lực và hoàn cảnh, người bệnh có thể chọn một trong những loại thể dục nêu trên thích hợp nhất mà mình ưa thich .
Theo y học cồ truyến thì đi bộ là liều thuốc tốt nhất cho bệnh tiểu đường, rất phổ biến lại đơn giản mà có hiêu quả cao. Nên ghi nhớ là đi bộ thì đươc, nhưng theo y học cồ truyền thì chạy bộ lại không tốt vì làm cơ thể mỏi mệt thay vì giúp cơ thể thư giãn.như đi bộ
Đi bộ có liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể như xương, bắp thịt, gân và mạch máu. Đi bộ gián tiếp xoa bóp các nội tạng. Đi bộ làm cho cơ bắp co thường xuyên và tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự suy yếu của tim. Đi bộ cũng cải tiến chức năng hô hấp vì khi đi bộ phồi phải hoạt động gấp đôi để cung ứng đủ oxi cho cơ thể. Quan trong nhất đối với người bị tiểu đường là đi bộ điều hoà chuyển hoá trong cơ thể.
Nói chung đi bộ giúp giàm lương đường trong máu , làm tiêu hao năng lương, giúp giảm cân, giúp cơ thể đang bị căng thẳng trở nên yên tĩnh, êm diụ và thư dãn.
Tỗng công có bốn loại đi bộ , ngưởi bệnh có thể lựa chọn tùy theo tình trạng sức khoè:
* Loai 1 Đi 60 đến 90 bước trong một phút và thời gian đi bộ từ 30 đền 60 phút tùy thể lực mỗi người. Loại này là loại phổ biến nhất, tốt cho sức khoẻ, giúp sống lâu.
* Loại 2 Đi bộ vung tay ra sau và trước mạnh mẽ ngang đến vai và ngực. Loai này tốt cho những bệnh mãn tính về đường hô hấp
* Loại 3 Xoa góp bụng trong lúc đi. Loại này tốt cho bệnh ăn không tiêu, đầy bụng và các bệnh mạn tính khác của hệ tiêu hóa
* Loại 4 Theo loại này, nhịp đi bộ tùy thuộc vào nhịp mạch của người đi bô. Một gười trên 60 tuổi có nhịp tim là 119 nhịp/phút thì nhịp đi bộ sẽ là 110 bước/phút.. Thời gian đi bộ lâu từ 30 tới 60 phút tùy theo mỗi người. Loại này dành cho người trung niên và lớn tuổi bị chứng mập phì, cao huyết áp và các bệnh tim khác. Mội lầ n đi bộ theo loại này cơ thề sẽ đốt chừng 300 tới500 calori
Thường ra người bệnh nên đi bộ cách ngày, mỗi ngày từ 30 tới 60 phút. Nên đi bộ lúc đường trong máu có khuynh hướng lên cao tức là từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn hoặc đi bộ vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn sáng.. Người bệnh mà mập phì thì nên đi bộ nhiều hơn tức là 5 hay 6 lần một tuần , mỗi lẩn từ 30 tới 60 phút.
Cần lưu ý là nếu không biết chắc giờ nào nên đi bộ thì có thể thảo luận với bác sị, và khi mới bắt đầu đi bộ thì hãy đi ít thôi rồi tăng dần
2- Khi nào không nên tập thể dục
Người bị bệnh tiểu đường loại 1 ( loại lệ thuôc vào insulin) nên nghỉ tập thể dục khi lượng đường trong máu lên cao tới 250mg. Khi bị tiểu đường loại 1 hãy kiểm soát acetone-niệu trước khi tập. Nều không có acetone trong nước tiểu thì có thể tiếp tục tập
Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng phài nghỉ tập khi có bệnh (cảm cúm, thương tích, nhiễm trùng, giải phẫu…)
3- Khi nào cần ngưng khi đang tập thể dục
Ngưởi bị tiểu đường nên ngưng tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng sau đây: đau tức ngực, uể oài chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thờ.
Nếu các triệu chúng kéo dài hơn 5 phút sau khi ngưng tập thì cẩn gặp bác sĩị để đươc giúp đỡ
4- Những nguyên tắc cẩn tuân theo khi tập thể dục:
* chọn loại thể dục thích hợp và ưa thích nhất
* thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục
* tránh các loại thễ dục cẩn sự tham gia của một nhóm người vì không thích hợp riêng cho từng trường hợp cá nhân
* nên tập cùng với một người bạn để khuyến khích nâng đỡ nhau
* khi bắt đầu tập chĩ tập ít thời gian thôi rôi tăng dẩn tới 30- 60 phút
*mang theo thựcphẩm dành cho người tiểu đường để phòng khi đường trong máu xuống quá thấp
*mang theo người giấy / thẻ chứng minh bị tiểu đường để người khác biết khi cứu cấp
* tập thể dục ít nhất một tiếng sau bữa ăn
* uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập
*bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày,
nếu có vết thuơng hay da bị rộp / phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng
Tóm lại tập thể dục rất quan trọng cho việc điều hoà lương đường trong máu. Nếu người bệnh tập đúng cách, biêt ngưng tập lúc nào… thì nhu cầu dùng thuốc càng ít đi và tránh đuợc các biến chứng của bệnh tiểu đưởng ( biến chứng về mắt, thận , thần kinh ,da, tay chân…)
Hoa đào không chỉ làm đẹp cho đất trời mà còn là một vị thuốc quý, nhất là với nhan sắc của phụ nữ. Trong dân gian vẫn lưu truyền về những công dụng làm đẹp đặc biệt của hoa đào.
Hoa đào lại là một vị thuốc quý, có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phụ nữ. Những bông hoa đào còn tươi, đẹp có thể được dùng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng.
Món Tôm nõn xào củ cải và hoa đào có tác dụng tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc. Trong đó, tôm nõn cần khoảng 3 lạng, 1 củ cải trắng, 1 củ hành tây, một chút tương cà chua. Củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng.Hoa đào khoảng 20 bông, tỉa lấy cánh.
Cánh hoa đào đem rửa sạch nhẹ nhàng dưới vòi nước để không bị nát. Sau khi chuẩn bị, xào chín tôm, xào tiếp củ cải và hành tây. Khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên. Ăn nóng. Món ăn này chế biến rất đơn giản, không quá cầu kỳ, mọi người đều có thể làm được, lại rất tốt để tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc.
Theo dược học cổ truyền, hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc, có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, ích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, đau vùng tim, mụn nhọt... Đặc biệt,hoa đào được dùng như một loại dược mỹ phẩm độc đáo để làm đẹp làn da cho phụ nữ.
Để trị các vết rám đen ở mặt có thể áp dụng một số công thức sau:
- Hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn với mật ong rồi bôi mỗi ngày vài lần lên da mặt.
- Hoa đào tươi 250g và bạch chỉ 30g ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml.
- Hoa đào 10g, hoa sen 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Ngoài ra, phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì đem dùng, uống mỗi ngày 10 ml.
Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ. Phương thứ nhất: hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta, vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân (tương đương 6 -8g) hòa với nước ấm sau bữa ăn.
Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo, da mặt trở nên tươi sáng như hoa.
Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật ong mà bôi. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoađào hòa với giấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.
Chính vì những công dụng ấy mà hoa dụng ấy mà hoa đào càng trở nên đẹp hơn, có ích hơn trong cuộc sống.
Rau muống xào mắm ruốc
Rau muống xào mắm ruốc
Nửa ký rau muống xào với một muỗng canh mắm ruốc là vừa.
|
SGTT.VN - Cô bạn hàng xóm hớn hở qua nhà rủ: “Bà dì
tui ở Mỹ mới về, có món này ngon lắm!” Chạy qua, thấy một dĩa rau xào
xanh mướt, cả nhà sực một mùi mắm nưng nức còn nghi ngút khói trên bàn.
Thì ra, cái món ngon ở Mỹ là rau muống xào mắm ruốc! Tôi chưng hửng.
Bà Linh, Việt kiều hơn 20 năm ở Mỹ, kể: “Lúc còn ở
Việt Nam chưa ăn qua món này bao giờ nhưng khi qua Mỹ, được mời ăn thử
rồi ghiền luôn. Ở bển bán mắc lắm! Một dĩa nhỏ cũng vài chục đô. Về đây
ăn cho đã thèm”.
Làm món này đơn giản như rau muống xào tỏi hay xào
chao. Nửa ký rau muống xào với một muỗng canh mắm ruốc là vừa. Có thể
thêm chút thịt ba rọi cho món rau xào đậm đà thêm – cho có bè có bạn.
Rau muống nước hay rau muống vườn xào đều ngon nhưng phải ngắt cọng hơi
dài, phi tỏi cho thơm rồi xào nhanh tay.
Bà Linh chia sẻ bí quyết: “Rau muống phải dùng tay
ngắt mới ngon. Để lửa thật lớn thì rau mới xanh và giòn”. Cọng rau
muống xanh mướt vừa chín tới nhai thật giòn quyện với mùi thơm đặc
trưng của mắm ruốc, thêm chút ớt cay cay, vừa quen vừa lạ. Chỉ cần một
chén cơm trắng nóng, ăn với rau muống xào đang bốc khói thì lạ thay nó
ngon đáo để. Rau muống, mắm ruốc là hai loại nguyên liệu dân dã, quen
thuộc đến nỗi chỉ khi xa xứ thì người ta mới nghĩ ra cách cho chúng vào
chung một chảo như vầy. Có nỗi thương nhớ quê nhà nào qua được nỗi
thương mắm nhớ rau?
Mắm cá lóc đu đủ, món ngon dân dã
Mắm cá lóc đu đủ, món ngon dân dãSuốt chặng đường khai hoang mở đất của cư dân miền sông nước Cà Mau, đã
có biết bao những biến đổi thăng trầm mang đậm dấu ấn thời gian, trải
qua nhiều thời kỳ khác nhau, nét văn hóa đời sống cộng đồng cũng lớn
dần và phát triển theo năm tháng… Trong đó phải kể đến nét văn hóa ẩm
thực của lưu dân từ nhiều miền đất nước tụ hội về đây, gắn chặt đời
mình với tên người, tên đất Cà Mau, hòa quyện với thiên nhiên tạo nên
những món ăn đặc sắc mang hương vị đồng quê không phải nơi nào cũng có.
Đó là một nét riêng biệt của những loại đặc sản mà chỉ Cà Mau mới có và
nổi tiếng xưa nay như: Ba khía Rạch Gốc, cua gạch Năm Căn, cá đồng U
Minh…
Nhưng có lẽ đối với nhiều người, ai đã đặt chân đến đất Cà Mau mà chưa một lần nếm qua các loại mắm được chế biến từ con cá đồng miệt U Minh thì thật là hoài công…
Cứ như một chu kỳ của thời tiết trong năm, mỗi khi gió bấc trở mùa là báo hiệu một mùa “làm đìa” của người nông dân, thu hoạch các loại cá đồng về đìa sau một những ngày nước nổi đi kiếm ăn, đã tích tụ đủ năng lượng sống qua mùa khô hạn, đến khi sa mưa lại sinh sôi nảy nở. Cá thu hoạch được, lớp giữ lại để nhân giống, lớp đem bán cho thương lái. Nhưng người nông dân không quên giữ lại làm mắm, hoặc phơi khô dự trữ ăn dần… Trong đó “nhận mắm” phải là ưu tiên hàng đầu. Với món mắm cá lóc trộn đu đủ, sau khi những con cá no tròn được “nhận mắm” trong những lu, khạp đến độ bốc mùi thơm ngon, thịt mắm trông đỏ đượm, người ta bắt đầu dỡ ra trộn thêm thính được làm từ gạo rang giã nhuyễn, ướp thêm ít đường phèn, rồi nhận sang những cái hũ nhỏ là đã có một món mắm sống đặc sắc.
Thế nhưng, với tài chế biến món ăn của người dân Cà Mau, mắm sống trộn thêm đu đủ mới thật là ngon. Chọn những trái đu đủ vừa mới hườm hườm, nạo thành sợi mỏng rồi đem trộn với mắm cá lóc sau khi đã rọc bỏ xương và thái thành miếng mỏng và thêm vào một ít bì da heo. Mắm thấm vào những thứ gia vị, hòa quyện thành một mùi thơm đặc trưng, cho thêm ớt trái xắt mỏng. Khi ăn, trộn thêm một ít gừng già xắt sợi sẽ rất thơm ngon.
Món mắm cá lóc đu đủ ta có thể dùng với cơm, hoặc khi có khách dọn lên bàn tiệc cộng thêm vài trái chuối chát, khế, rau mùi… sẽ là một món nhắm tuyệt vời, mỗi khi xa quê ai mà không nhớ!
Nhưng có lẽ đối với nhiều người, ai đã đặt chân đến đất Cà Mau mà chưa một lần nếm qua các loại mắm được chế biến từ con cá đồng miệt U Minh thì thật là hoài công…
Cứ như một chu kỳ của thời tiết trong năm, mỗi khi gió bấc trở mùa là báo hiệu một mùa “làm đìa” của người nông dân, thu hoạch các loại cá đồng về đìa sau một những ngày nước nổi đi kiếm ăn, đã tích tụ đủ năng lượng sống qua mùa khô hạn, đến khi sa mưa lại sinh sôi nảy nở. Cá thu hoạch được, lớp giữ lại để nhân giống, lớp đem bán cho thương lái. Nhưng người nông dân không quên giữ lại làm mắm, hoặc phơi khô dự trữ ăn dần… Trong đó “nhận mắm” phải là ưu tiên hàng đầu. Với món mắm cá lóc trộn đu đủ, sau khi những con cá no tròn được “nhận mắm” trong những lu, khạp đến độ bốc mùi thơm ngon, thịt mắm trông đỏ đượm, người ta bắt đầu dỡ ra trộn thêm thính được làm từ gạo rang giã nhuyễn, ướp thêm ít đường phèn, rồi nhận sang những cái hũ nhỏ là đã có một món mắm sống đặc sắc.
Thế nhưng, với tài chế biến món ăn của người dân Cà Mau, mắm sống trộn thêm đu đủ mới thật là ngon. Chọn những trái đu đủ vừa mới hườm hườm, nạo thành sợi mỏng rồi đem trộn với mắm cá lóc sau khi đã rọc bỏ xương và thái thành miếng mỏng và thêm vào một ít bì da heo. Mắm thấm vào những thứ gia vị, hòa quyện thành một mùi thơm đặc trưng, cho thêm ớt trái xắt mỏng. Khi ăn, trộn thêm một ít gừng già xắt sợi sẽ rất thơm ngon.
Món mắm cá lóc đu đủ ta có thể dùng với cơm, hoặc khi có khách dọn lên bàn tiệc cộng thêm vài trái chuối chát, khế, rau mùi… sẽ là một món nhắm tuyệt vời, mỗi khi xa quê ai mà không nhớ!
TRỨNG CÁ NGÁT NẤU CƠM MẺ
SGTT - Tháng ba, tháng tư khi gió chướng lao xao đẩy
nước mặn vào các cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long thì người sành ăn
biết là đã tới mùa cá ngát. Cá ngát da trơn, lưng đen bụng trắng,
thường chui rúc dưới hang sâu, vực xoáy, sống được ở cả nước ngọt lẫn
nước lợ, nhiều con sống lâu năm lên “lão làng”, nặng năm, bảy ký lô.
Những lão ngư ở vùng cửa sông Ba Lai, Hàm Luông (Bến
Tre) nói, cá ngát chỉ làm được hai món ngon “dách lầu”, đó là kho tộ và
nấu canh chua, mà nếu nấu được nồi canh chua cá ngát với cơm mẻ, bắp
chuối chẻ dọc thì mới đúng điệu.
Món canh chua cơm mẻ trứng cá ngát
|
Nhưng giới “đệ tử Lưu Linh” xứ nước mặn thì cho rằng
kiếm được cặp trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ mới đúng là dân sành
ăn. Ông Tám Phước, dân cố cựu ở vùng Tiệm Tôm, Ba Tri, nói rất hiếm khi
gặp được con cá ngát có trứng. Thường, nếu bắt được con cá có trứng,
ngư dân không bao giờ đem bán, bởi con cá mang trứng cái bụng chang
bang, thân mình ốm nhom ốm nhách, không bao nhiêu thịt, các bà nội trợ
nhìn thấy là ngó lơ đi thẳng, bán chẳng được bao nhiêu tiền.
Theo ông Tám Phước, làm món trứng cá ngát nấu canh
chua cơm mẻ không khó, cặp trứng lấy ra rửa sạch, trụng sơ với nước sôi
cho chín tái. Nồi nước cơm mẻ đun sôi, nêm nếm vừa ăn, cho thêm một nắm
sả, ớt, tỏi bằm nhuyễn, bỏ cặp trứng vào nấu tiếp, nêm thêm rau thơm
gồm ngò om, ngò gai, lá quế, ớt xắt khoanh. Khi trứng cá chín dùng
muỗng xắn từng miếng, chấm với muối cục đâm ớt hiểm, nhai chậm rãi từng
hạt trứng to hơn đầu đũa ăn trong miệng, lắng nghe vị bùi bùi, béo béo
của trứng cá hoà quyện với vị chua của cơm mẻ, cay xé của ớt, sả, vị
mặn mòi của muối cục, chát ngọt của bắp chuối và mùi thơm của rau gia
vị, tợp thêm ngụm rượu đế đưa cay thì…chẳng cao lương mỹ vị nào bằng.
Cho nên ngư dân nào may mắn bắt được con cá ngát có trứng thường giữ
lại gầy độ nhậu, mời cho bằng được bạn tri kỷ thưởng thức món ngon hiếm
có, hoặc mang biếu cho những người họ kính trọng, yêu quý. Nhưng nói đi
rồi cũng phải nói lại, món trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ tuy cực
kỳ ngon và khó kiếm nhưng ăn xong lại thấy áy náy trong lòng, vì chỉ
một miếng ngon mà hàng chục ngàn cá con phải chết ngay từ trong trứng.
8 món mắm ngon trong ẩm thực Việt
Trên đất nước Việt Nam, địa phương nào cũng có món mắm đặc sản của mình, đặc biệt vùng đất nam bộ. Trong nền văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ, mỗi món mắm có một phong vị rất riêng. Ở đây có đủ các loại mắm thật hấp dẫn.
Mắm cá – Châu Đốc
Theo bà con làm nghề ủ mắm ở Châu Đốc cho biết thì bất cứ loài cá nào cũng có thể làm mắm được. Nhưng theo kinh nghiệm của làng nghề thì chỉ có một số loài cá như cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh... làm mắm là thơm ngon, do thịt cá có độ dai của sớ, khi đem làm mắm mới đạt chuẩn của mắm ngon.
Có nhiều cách để ăn món mắm cá Châu Đốc. Nếu các bạn thích ăn món lẩu mắm, mắm kho thì dùng mắm cá sặc, cá linh. Còn nếu như bạn thích món mắm chưng thì đương nhiên phải dùng mắm cá lóc chưng với thịt băm nhuyễn cùng với củ hành đỏ, hành tây và trứng.
Mắm ruột – U Minh
Nhưng có một loại mắm đặc biệt có tên gọi ngày xưa là mắm ruột. Đây là loại mắm chỉ làm toàn bằng ruột cá lóc, rất đắt tiền. Vì hiếm, nên loại mắm này chỉ dành cho giới quý tộc, quan lại... nay, nếu có thì chỉ để dành ăn trong gia đình.
Mắm Thái – Châu Đốc
Mắm thái chính là món dễ ăn nhất và hấp dẫn nhất, vì cách ăn khá đơn giản. Chỉ cần vài trăm gram mắm thái, bún, thịt ba rọi luộc, rau sống và bánh tráng là chúng ta có thể ăn ngay mà không phải chế biến gì cả.
Mắm rươi – Trà Vinh
Rươi thuộc họ nhà giun chân đốt, thân có nhiều tơ nhỏ, sống ở vùng nước lợ. Chúng có nhiều ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có nhiều bãi bồi phù sa. Riêng tại tỉnh Trà Vinh, các xã như: Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải đều có rươi xuất hiện nhiều hằng năm.
Mắm rươi là một đặc sản hiếm có, độ đạm rất cao bởi chỉ có một số vùng ven biển bãi bồi phù sa mới có rươi ra.
Chén mắm rươi chưng hay sống thêm vỏ quýt, gừng, ớt đánh cho bông lên rồi rắc một ít ruốc tôm hồng hồng lên mặt. Vây quanh là cải cúc, là cần, là hành hoa cắt khúc, là húng. Ăn cùng mắm là đĩa thịt chân giò luộc thái mỏng hoặc thế chỗ của nó là đĩa ba chỉ thì không còn gì bằng.
Mắm cua đồng
Mắm Cua Đồng, những con cua nướng chín vàng, tách mai, tách yếm, bỏ ngoe càng. Một nắm lá é trắng (hương nhu trắng). Một ít nước mắm ngon, quậy thêm lưng thìa bột ngọt. Và... ớt; rất nhiều ớt. Ớt càng cay càng tốt. Cay đến mức nào mà thực khách còn có thể chịu đựng - dẫu rằng đôi lúc vừa ăn vừa “khóc”... Đó là món mắm cua đồng.
Những con cua đồng giã nhỏ, quết nhuyễn cùng với ớt đỏ, lá é xanh; sau đó cho mắm bột ngọt vào trộn lên sền sệt. Mâm cơm dọn lên; nồi cơm trắng bốc khói; tô mắm cua đồng xanh um, thơm phức. Chẳng cần thịt cá, nếu có thêm rổ rau sống cũng tốt, bằng không, cứ việc “liệu cơm” mà “gắp mắm”.
Mắm sò – Lăng Cô
Nằm ngay dưới chân dãy Trường Sơn nhô ra biển, vịnh Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên – Huế không chỉ tạo nên một khung cảnh đẹp đến nao lòng mà còn có giống sò huyết từ lâu đã rất nổi tiếng.
Sò Lăng Cô có quanh năm, và từ lâu được du khách biết đến với nghề làm mắm sò. Nếu có lần từng thử mắm sò Lăng Cô, ắt hẳn không ai quên được cái mùi vị độc đáo, thơm dịu và hương vị cay nồng đầu lưỡi.
Mắm sò ngon nhất là khi chín, múc ra chén thấy mắm có màu đỏ au, nước đặc sệt và còn nguyên ruột sò. Khi ăn, cho thêm vào các gia vị như tỏi ớt, chút đường cát hoặc bột ngọt, nếu thật sành điệu thì thêm ít đu đủ bào hoặc trái vả xắt nhỏ, khế cùng chuối chát.
Mắm bò hóc – Sóc Trăng
Ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang món mắm bò hóc, có nơi còn gọi là mắm prahốc, được xem là món ăn truyền thống, không thể thiếu được trong bữa cơm gia đình. Nhiều người không biết cứ lầm tưởng mắm bò hóc được làm bằng thịt bò hoặc có khi bằng ếch nhái.
Nhưng thật ra, mắm bò hóc được làm bằng cá. Tất cả các loại cá đều có thể làm mắm bò hóc.
Món ăn hầu như không có bán ở chợ, nhưng gia đình Khmer nào cũng có sẵn, sử dụng trong gia đình. Nếu có dịp một lần đến Trà Vinh, Sóc Trăng hay An Giang, bạn cũng nên cố tìm cách một lần nếm thử món mắm bò hóc để hiểu thêm nghệ thuật ẩm thực vô cùng phong phú của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Mắm còng - Châu Bình, Bến Tre
Con còng thường sống ở vùng bãi bồi ven sông rạch của vùng nước lợ. Có nhiều loại còng: còng vôi ó một càng to một càng nhỏ, còng lửa mập chắc thịt, hai càng bén, còng quều màu gạch sậm, hai càng bằng nhau.
Mắm còng là đặc sản nổi tiếng của vùng Châu Bình - Bến Tre. Khi ăn bún riêu cua, người ta thường dùng mắm còng nguyên chất cho hương vị đậm đà. Còn cho thêm ít gia vị chanh, tỏi, ớt dùng làm nước chấm cuốn bánh tráng thịt phay thì thật đã đời.
Ngộ nghĩnh các bạn Nhật Bản đấu sumo
Các nam võ sĩ sumo nhí cũng đóng khố như ai, trông các bạn nhỏ cực ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Ngày 1/8 vừa qua, một giải đấu sumo nho nhỏ đã được tổ chức tại một ngôi đền thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Có khoảng 50 bạn tham gia vào cuộc thi này.
Haizo, trước khi vào lâm trận, phải khởi động cái đã chứ.
|
Nam với nữ đấu nhau luôn, không phân biệt giới tình gì hết
|
Bạn gái dễ thương quá đi mất, bạn nam ơi, nhẹ tay thôi nhá
|
Đây mới là hai kỳ phùng địch thủ này, nhìn cân tài cân sức lắm
|
Trời ui, em í bị ngã dúi dụi, mặt ăn cát rùi, hix hix
|
Kẹo táo
Kẹo táo thơm nức cho khay mứt Tết!
Những miếng kẹo mềm, dẻo dẻo, do chính tay bạn làm sẽ làm các vị khách đến chơi nhà bạn đầu năm vô cùng thích thú đấy.
Nguyên liệu:
Táo chín 500g (khoảng 2 quả)
100g đường
1 quả chanh
½ thìa cà phê gelatin
100ml nước
Ít đường trắng để bọc bên ngoài
Cách làm:
Táo gọt vỏ, cắt lát mỏng cho ngay vào nồi đổ nước xâm xấp. Đặt lên bếp đun sôi. Nhỏ lửa đun tiếp khoảng 5 phút đến khi táo mềm.
Nhấc xuống, dùng máy xay cầm tay hoặc thìa nghiền nhuyễn thành hỗn hợp nhão.Thêm đường và nước cốt ½ quả chanh. Đặt lên bếp đun tiếp 20 – 30 phút nữa, vừa đun vừa nguấy đều tay đến khi hỗn hợp đặc sệt lại, hòa chút bột gelatin cho vào, đun sôi lại, nguấy đều là được. (cho gelatin để đảm bảo độ đông dẻo của kẹo)
Lấy kẹo ra, trải trên bề mặt phẳng như mâm hoặc đĩa. Để nguội, cho se mặt rồi rắc đường trắng lên trên.
Lấy dao cắt miếng, nhỏ hoặc bọc trong giấy bóng kính
Mứt quất
Món mứt quất có thể thực hiện để dùng quanh năm, vì có tác dụng kích thích tiêu hóa và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, thực hiện món mứt này đòi hỏi phải khéo tay và kiên trì.
Lựa chọn: Lựa quất vàng đều, trái vừa, vỏ láng và mỏng, tránh chọn loại vỏ xanh, sẽ làm màu mứt không đẹp, hoặc những trái có vỏ sần, dễ làm mứt bị sượng.
Thực hiện:
Dùng lưỡi lam bào mỏng lớp vỏ. Sau đó, dùng đầu dao nhọn chọc ở đầu vỏ quất, lấy bớt nước. Nước quất được vắt ra để dành cho công đoạn rim mứt.
Ngâm quất vào nước muối loãng một giờ để quất mềm, dễ lấy hạt, đồng thời nước muối sẽ làm quất bớt chua. Dùng kim khơi hạt. Tiếp theo ngâm qua nước vôi trắng loãng (loại trong) khoảng một giờ để quất có độ giòn. Sau đó, vớt ra để ráo, không cần xả lại bằng nước lạnh.
Cứ 1kg quất sử dụng 700g đường.
Có hai cách rim quất:
Cách 1:
lấy đường nấu với lượng nước quất đã vắt ra từ công đoạn đầu, sau đó bỏ trái quất vào rim. Rim lửa càng nhỏ thì mứt càng đậm đà. Không dùng thìa hoặc đũa để trở quất, vì dễ làm quất bị nát, chỉ cần dùng muỗng múc nước quất đang rim (khi rim nước trong trái quất sẽ chảy ra) xối nhẹ lên bề mặt quất, để quất thấm đều. Rim đến khi nước mứt vừa kẹo lại, vớt quất ra, bỏ vào mâm, mang hong gió (không phơi nắng). Bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc trong bao ni lông.
Cách 2:
nếu trong quá trình rim, quất bị vỡ nát, thì có thể cho thêm củ gừng (khoảng một ngón tay cái) đã bằm nhỏ. Ngay khi nhấc quất xuống, cho khoảng 50g cam thảo vào trộn đều, sau đó mang đi hong gió. Với cách rim này, mứt quất có vị khác. Ngoài ra, mứt quất gừng có thể trị bệnh cảm, ho khan, giúp ấm bụng và giảm đau bụng.
Khi vớt quất ra, còn lại nước kẹo của quất và đường, có thể dùng làm si rô.
Mứt sen
Mứt hạt sen là một trong những loại mứt giản dị ngon và dễ làm được nhiều người yêu thích. Mứt sen trần không chỉ đơn thuần là món ăn ngày tết, mà trong cuộc sống hằng ngày mứt sen cũng bày bán rất nhiều ở các cửa hàng.
Các bước thực hiện
Xôi gấc đậu phộng
Món xôi , ngon ơi là ngon nhé! Mùi thơm của nếp cộng với vị thơm và béo của gấc, đậu phộng,
nước dừa khiến mình muốn ăn mãi. Chia sẻ với mọi người cùng thưởng thức
nha.
Các bước thực hiện
- Nếp ngâm qua đêm, sáng dậy vo sạch, đổ ra rổ để ráo.
- Đậu phộng hầm mềm
- Gấc tách ra, cho một ít rượu trắng vào. Cho nếp vào gụt đều với nhau cho thịt quả gấc dính đều vào nếp
-Trộn đậu phộng cho đều vào nếp. Trộn thêm muối, đường vừa ăn vào hỗn hợp nếp, gấc, đậu phộng.
- Cho vào xửng hấp 20 phút, giở nắp ra rưới đều nước cốt dừa lên. Vừa rưới vừa trộn cho đều. Hấp thêm 5 phút cho nước cốt dừa thấm vào hạt nếp.
- Nhấc xuống cho ra dĩa, dùng nóng.
Buổi sáng bạn chỉ cần một chén xôi gấc và một ly sữa đậu nành và an tâm làm việc đến trưa mà không thấy đói đâu nhé!
click vào để xem với kích thước thật
Kẹo táo thơm nức cho khay mứt Tết!
Những miếng kẹo mềm, dẻo dẻo, do chính tay bạn làm sẽ làm các vị khách đến chơi nhà bạn đầu năm vô cùng thích thú đấy.
Nguyên liệu:
Táo chín 500g (khoảng 2 quả)
100g đường
1 quả chanh
½ thìa cà phê gelatin
100ml nước
Ít đường trắng để bọc bên ngoài
Cách làm:
Táo gọt vỏ, cắt lát mỏng cho ngay vào nồi đổ nước xâm xấp. Đặt lên bếp đun sôi. Nhỏ lửa đun tiếp khoảng 5 phút đến khi táo mềm.
Nhấc xuống, dùng máy xay cầm tay hoặc thìa nghiền nhuyễn thành hỗn hợp nhão.Thêm đường và nước cốt ½ quả chanh. Đặt lên bếp đun tiếp 20 – 30 phút nữa, vừa đun vừa nguấy đều tay đến khi hỗn hợp đặc sệt lại, hòa chút bột gelatin cho vào, đun sôi lại, nguấy đều là được. (cho gelatin để đảm bảo độ đông dẻo của kẹo)
Lấy kẹo ra, trải trên bề mặt phẳng như mâm hoặc đĩa. Để nguội, cho se mặt rồi rắc đường trắng lên trên.
Lấy dao cắt miếng, nhỏ hoặc bọc trong giấy bóng kính
Mứt quất
Món mứt quất có thể thực hiện để dùng quanh năm, vì có tác dụng kích thích tiêu hóa và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, thực hiện món mứt này đòi hỏi phải khéo tay và kiên trì.
Lựa chọn: Lựa quất vàng đều, trái vừa, vỏ láng và mỏng, tránh chọn loại vỏ xanh, sẽ làm màu mứt không đẹp, hoặc những trái có vỏ sần, dễ làm mứt bị sượng.
Thực hiện:
Dùng lưỡi lam bào mỏng lớp vỏ. Sau đó, dùng đầu dao nhọn chọc ở đầu vỏ quất, lấy bớt nước. Nước quất được vắt ra để dành cho công đoạn rim mứt.
Ngâm quất vào nước muối loãng một giờ để quất mềm, dễ lấy hạt, đồng thời nước muối sẽ làm quất bớt chua. Dùng kim khơi hạt. Tiếp theo ngâm qua nước vôi trắng loãng (loại trong) khoảng một giờ để quất có độ giòn. Sau đó, vớt ra để ráo, không cần xả lại bằng nước lạnh.
Cứ 1kg quất sử dụng 700g đường.
Có hai cách rim quất:
Cách 1:
lấy đường nấu với lượng nước quất đã vắt ra từ công đoạn đầu, sau đó bỏ trái quất vào rim. Rim lửa càng nhỏ thì mứt càng đậm đà. Không dùng thìa hoặc đũa để trở quất, vì dễ làm quất bị nát, chỉ cần dùng muỗng múc nước quất đang rim (khi rim nước trong trái quất sẽ chảy ra) xối nhẹ lên bề mặt quất, để quất thấm đều. Rim đến khi nước mứt vừa kẹo lại, vớt quất ra, bỏ vào mâm, mang hong gió (không phơi nắng). Bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc trong bao ni lông.
Cách 2:
nếu trong quá trình rim, quất bị vỡ nát, thì có thể cho thêm củ gừng (khoảng một ngón tay cái) đã bằm nhỏ. Ngay khi nhấc quất xuống, cho khoảng 50g cam thảo vào trộn đều, sau đó mang đi hong gió. Với cách rim này, mứt quất có vị khác. Ngoài ra, mứt quất gừng có thể trị bệnh cảm, ho khan, giúp ấm bụng và giảm đau bụng.
Khi vớt quất ra, còn lại nước kẹo của quất và đường, có thể dùng làm si rô.
Mứt sen
Mứt hạt sen là một trong những loại mứt giản dị ngon và dễ làm được nhiều người yêu thích. Mứt sen trần không chỉ đơn thuần là món ăn ngày tết, mà trong cuộc sống hằng ngày mứt sen cũng bày bán rất nhiều ở các cửa hàng.
Nguyên liệu hạt sen 1 kg đường 2 kg nước hoa bưởi 1 thìa canh |
Các bước thực hiện
-
Hạt sen khô, ngâm nước vài giờ cho nở, cho vào nồi luộc, chắc nước, rồi
luộc lại lần nữa. Thả sen đã luộc vào chậu nước lã rồi vớt ra để ráo.
Cân bao nhiêu sen là bấy nhiều đường. - Cho đường vào chảo với nửa chén nước, sên cho đến khi đường kéo trút hạt sen vào, đảo nhẹ tay, rắc nước hoa bưởi lên. Khi đường gần sên, gạt hạt sen qua một bên, nghiêng chảo dùng đũa đánh đường cho trắng rồi múc nước đường dội lên hạt sen. Đến khi sen trắng trong là được. Đổ ra khay để cho nguội.
click vào để xem với kích thước thật |
Xôi gấc đậu phộng
Món xôi , ngon ơi là ngon nhé! Mùi thơm của nếp cộng với vị thơm và béo của gấc, đậu phộng,
nước dừa khiến mình muốn ăn mãi. Chia sẻ với mọi người cùng thưởng thức
nha.
Nguyên liệu - Gấc 1 trái - Nếp 1/2 kg - Đậu phộng 300 gr - Dừa bào 300 gr - Muối, đường nêm vừa ăn |
Các bước thực hiện
- Nếp ngâm qua đêm, sáng dậy vo sạch, đổ ra rổ để ráo.
- Đậu phộng hầm mềm
- Gấc tách ra, cho một ít rượu trắng vào. Cho nếp vào gụt đều với nhau cho thịt quả gấc dính đều vào nếp
-Trộn đậu phộng cho đều vào nếp. Trộn thêm muối, đường vừa ăn vào hỗn hợp nếp, gấc, đậu phộng.
- Cho vào xửng hấp 20 phút, giở nắp ra rưới đều nước cốt dừa lên. Vừa rưới vừa trộn cho đều. Hấp thêm 5 phút cho nước cốt dừa thấm vào hạt nếp.
- Nhấc xuống cho ra dĩa, dùng nóng.
Buổi sáng bạn chỉ cần một chén xôi gấc và một ly sữa đậu nành và an tâm làm việc đến trưa mà không thấy đói đâu nhé!
click vào để xem với kích thước thật
Nàng tiên "cá mập" cười toe toét
Bạn báo đốm ngộ nghĩnh
Bất cứ chú hà mã nào cũng phải ghen tị
Sư tử "dễ ghét" quá cơ
Chú bò rừng tí hon
Bạn này là chim cánh cụt ngơ ngác
Còn tớ là hồng hạc duyên dáng
Ôi thỏ trắng dễ thương quá
Ngào... ngào... hổ con tinh nghịch
Bạn cún xinh mủm mỉm
Ha ha, có cả trâu rừng nữa này
Hải cẩu nhí đáng yêu
Bạn khỉ nghịch ngợm chưa
Tớ là hươu cao cổ nhé.
Bé biến thành nhân vật Yoda trong "Chiến tranh giữa các vì sao".
|
Bộ quần áo khủng long.
|
Bé sư tử.
|
Kem ốc quế vị chocolate.
|
Tôm hùm rực rỡ.
|
Em đậu Hà Lan.
|
Bộ cánh của người dơi.
|
Trang phục tả tơi của bù nhìn.
|
Một con công dễ thương.
|
Bé hóa thành chuột bạch.
|
Hạt lạc béo.
Sean và Jayden thi chạy, gió làm tung bay mái tóc vàng
Bởi vì chúng sẽ được thỏa thích hóa trang thành những nhân vật ngộ nghĩnh... Chú bé này trông rất dễ thương trong bộ dạng ninja nè. Cá mập cực yêu luôn í... Còn trang phục bác sĩ kinh dị này thì hơi đáng sợ... Cậu bé này muốn làm con gái chăng??? Hóa trang thành cây cho nó độc đáo... |
Xin mời các bạn tham khảo thêm
Trả lờiXóasữa tuyến giáp | tham khảo sữa tiểu đường