Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Bún Riêu Cua

 

 
1.Chữa bệnh bằng món vịt
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, tỳ, thận, có tác dụng dưỡng vị, bổ thận, trừ nhiệt trong xương, trị ho hóa đàm... Vì thế, các món vịt rất thích hợp cho người mang nhiệt, suy nhược cơ thể, chán ăn, phát sốt.

Các loại vịt như vịt ta, vịt xiêm, vịt trời đều có công năng bổ ích cường tráng, thanh độc nhiệt, chữa nhiệt kiết. Nếu dùng làm thuốc, nên chọn vịt trời là tốt hơn cả. Dưới đây là một số món ăn với thịt vịt dùng để bồi dưỡng cơ thể:

Vịt hầm Ngọc - Sâm:

- Tác dụng bổ phế tư âm, thích hợp cho người bệnh tiểu đường, mắc chứng ho suyễn của phế âm hư, viêm dạ dày mãn tính, đại tiện bón kết.

- Cần ngọc trúc, sa sâm mỗi thứ 50 g, vịt già một con, hành, gừng tươi, muối tinh luyện. Vịt, sa sâm, ngọc trúc cho vào nồi đất, thêm nước lượng vừa, đun sôi to lửa, sau đó hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ. Khi thịt vịt mềm nhừ, nêm gia vị.

Vịt hấp Đông trùng hạ thảo:

- Tác dụng bổ phế thận, ích tinh tủy, thích hợp trị các chứng ho suyễn hư lao, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, liệt dương di tinh, lưng gối yếu, bệnh lâu không hồi phục...

- Cần đông trùng hạ thảo 1 g, vịt già 1 con, rượu, gừng, hành, bột tiêu, muối ăn mỗi thứ lượng vừa đủ. Vịt bỏ nội tạng và chân móng, rửa sạch, trần qua nước sôi, lấy ra để ráo. Đông trùng hạ thảo rửa sạch bằng nước ấm. Hành, gừng xắt sẵn. Dùng dao rạch một đường từ đầu đến cổ vịt, nhét 8-10 cọng đông trùng hạ thảo vào rồi khâu lại, dùng lượng đông trùng hạ thảo còn lại cùng gừng, hành đặt trong bụng vịt, cho vào thau sành, đổ thêm canh ngon, nêm thêm muối, bột tiêu, rượu, dùng giấy dán kín miệng thau, cho vào nồi hấp khoảng 2 giờ.

Vịt nấu khiếm thực:

- Tác dụng ích tỳ dưỡng vị, kiện tỳ lợi thủy, cố thận liễm tinh. Thích hợp cho các trường hợp mắc chứng tiêu khát của tỳ vị hư nhược, tỳ hư thủy thũng, thận hư, di tinh...

- Cần khiếm thực 200 g, vịt già 1 con, hành, gừng, muối, rượu mỗi thứ lượng vừa đủ. Vịt làm sạch, bỏ khiếm thực đã rửa sạch vào bụng vịt. Cho vịt vào nồi đất, thêm nước lượng vừa đủ, nấu sôi to lửa, thêm hành, gừng, rượu rồi đun nhỏ lửa khoảng 2 giờ cho đến khi thịt mềm nhừ.

Một số món ăn bổ dưỡng khác nấu với thịt vịt:

- Vịt tần với Hải sâm và thịt dăm bông, sức tư bổ càng lớn, nước canh vịt bổ phần âm của ngũ tạng.

- Vịt nấu cháo gạo nếp có công hiệu dưỡng vị, bổ huyết, sinh tân dịch (tạo nước), rất bổ cho người suy nhược cơ thể sau bệnh.

- Vịt hầm với rong biển, làm mềm hóa mạch máu, giảm huyết áp, có tác dụng tốt đối với xơ vữa động mạch do tuổi già, cao huyết áp, bệnh tim mạch.

- Vịt hầm với măng, chữa trĩ ra máu ở người cao tuổi.

Lưu ý thịt vịt mang tính hàn, vì vậy người bệnh lạnh đau vùng bụng, tiêu lỏng, đau lưng, đau bụng kinh không nên dùng. Ngoài ra, thịt vịt dùng nhiều sẽ có tác dụng "đánh hơi", "tẩy ruột", vì thế không nên dùng nhiều.

Lương y Bàng Cẩm 
 
Miến cua tay cầm


ấm áp ngày lạnh cuối năm với miến cua tay cầm nhé

Nguyên liệu

1 con cua
200gr miến dong
1 củ khoai tây
Gia vị : tiêu xay, hạt nêm, nước mắm



Các bước thực hiện


  1. Bước 1:
    chà sạch cua rồi lột mai lấy gạch, thân cua chẻ đôi ướp cùng đầu hành trắng, tỏi băm và một muỗng café nước mắm và tiêu xay trong 15 phút cho thấm nhé.

  2. Bước 2:
    phi hành tỏi cho thơm rồi cho cho cua vào chiên vàng, vớt ra để trên giấy thấm cho ráo dầu. Dằm me, nước mắm cùng một muỗng café đường vào nước nóng để thành nước sốt rồi cho vào xào cùng cua và hành lá.

  3. Bước 3:
    miến ngâm nước cho nở mềm, hành tây xắt sợi, ngò cùng hành lá xắt khúc ngắn vừa ăn. Cho miến vào chảo đảo đều, nhớ nêm thêm gia vị cho vừa miệng.

  4. Bước 4:
    đảo sơ hành tây cho chín rồi cho vào xào chung cùng miến đến khi hành mềm và vừa ăn là được rồi. cho miến xào vào tộ đất, đặt lên bếp để giữ nóng, cho cua lên trên cùng cho đẹp, nhớ trang trí hành ngò cho sinh động.

  5. Xếp cua cho thật đẹp nhé.
  
Những phong tục đẹp ngày Tết

Phong tục của dân ta thoạt nghe như chuyện thần tiên nhưng vẫn tồn tại vì trong cái huyền bí có những ý nghĩa thực tế.
  1. Tục đưa ông táo

    Có lẽ ngày nay ông Táo không còn bị hun khói bếp vì hầu như đa số các gia đình ngày nay dùng bếp gaz, cho nên chúng ta tự hỏi không biết phải đưa ông Táo về trời bằng phương tiện gì cho thức thời. Thế mà đến ngày 23 tháng chạp âm lịch thì lại nghe tiếng rao “Cò bay ngựa chạy đưa ông Táo về trời” khắp các chợ lớn, nhỏ. Ông Táo về trời để dâng sớ tâu về cuộc sống của mỗi gia đình trong năm qua. Tốt hay xấu gì thì ông cũng tâu hết. Qua phong tục này tổ tiên chúng ta muốn đề cao tình cảm và lý trí của mỗi gia đình đối với công việc bếp núc: cái nơi gìn giữ sinh mạng con người (sức khoẻ mọi người tùy thuộc vào “tổng hành dinh” này đấy).


    Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...
    Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.
    Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.



  2. Tục dựng cây nêu

    Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikipedia cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén .



  3. Tục xông đất ngày Tết

    Với ngày đầu tiên trong năm còn gọi là Nguyên Đán, Tết đã có một ý nghĩa dặc biệt trang nghiêm. Vì ngày đó bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong khoảng 24 tiếng đồng hồ đều có ảnh hưởng trọn năm. Sự xông đất, xuất hành những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn ngôn cẩn trọng. Trong tất cả mọi việc có tục xông đất được coi là quan trọng hơn hết.

    Ngay từ nửa đêm sau lễ giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được coi như hoàn toàn đổi mới, người bước chân tới xông đất sẽ là sứ giả do sự may mắn đưa đến! Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả. Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đên việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên Đán để long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới. Mặc dù đã tính toán như vậy, vẫn có người khách bất ngờ độc xuất đến xông đất trước sự ngạc nhiên của cả gia đình và làm xáo trộn những toan tính không thể thực hiện được một cách chính xác như ý mong muốn. Tuy nhiên để đề phòng những sự kiện này xảy đến, trong buổi sáng tinh mơ các cửa ngõ đều đóng chặt và chỉ mở khi nào người được chọn
    tới xông đất mà thôi.

    Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được
    việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông
    đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận...

  4. Tục chưng mâm ngũ quả

    Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.



  5. Tục chúc Tết

    Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết. Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình.

    “Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
  Những điều kiêng kị vào ngày tết của 3 miền

Ngày Tết sắp tới chúng ta cùng nhau tìm hiểu tập tục kiêng kị ngày Tết của các vùng miền nha. Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi… giật lùi, riêng miền Nam cất chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch của cải… Nếu có tới thăm bạn bè ở các vùng miền khác nhau chúng ta cũng không bị… phạm uý!

  • Miền Bắc:


    * Kiêng quét nhà: Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa.


    Miền Bắc là nơi có nhiều tục lệ kiêng kỵ nhất.



    * Kiêng đổ rác: Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký.

    Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.

    Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.


    * Kiêng không treo những tranh "xui xẻo" như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…


    * Kiêng cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió. Các bạn chớ có nên đi xin lửa nhà người khác ngày Tết nha!


    * Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn đó!


    * Xông nhà: Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.


    * Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!".


    * Kiêng cho nước đầu năm: vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.


    Người ta kiêng cho nước, hay lửa đầu năm để không bị mất lộc



    * Kiêng làm vỡ bát đĩa: Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.


    * Kị mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

    Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

  • Miền Trung


    * Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.


    Một số nơi ở miền Trung, người ta không ăn tôm
    vì sợ công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới … đi giật lùi như tôm.



    * Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.

  • Miền Nam:


    * Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.


    * Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.


    Ở miền Nam, khách không được từ chối bữa ăn khi gia chủ mời,
    dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.



    * Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

    * Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.

  • Chả củ sen


    Giòn giòn từ lớp vỏ áo vào tới miếng củ sen và vị ngọt bùi của thịt sẽ giúp bé có được giấc ngủ sâu và một trái tim mạnh mẽ.

    Nguyên liệu

    Củ sen 100 gr
    Thịt nạc heo xay 70 gr
    Bột tempura 2 muỗng canh
    Nấm hương 2 tai
    Nấm mèo 1 tai (loại nhỏ)
    Hành khô bằm 1 muỗng cà phê
    Hành lá
    Hạt nêm, dầu ăn



    Các bước thực hiện


    1. Củ sen gọt vỏ, xắt thành khoanh tròn dày khoảng 0,5 cm, ngâm nước có pha chút cốt chanh, vớt ra, đem luộc chín, vớt ra, để ráo. Nấm mèo, nấm hương ngâm nở, rửa sạch, bỏ chân, bằm nhỏ.

    2. Hành lá nhặt, rửa sạch, xắt nhỏ. Trộn đều thịt heo với nấm hương, nấm mèo, hành lá, hành khô và ít hạt nêm, Phết dàn đều hỗn hợp thịt heo trộn lên mặt từng miếng củ sen.

    3. Hòa bột tempura với ít nước lạnh, tạo thành hỗn hợp bột sền sệt. Nhúng những miếng sen đã bao thịt vào, bắc chảo đã cho khoảng 3 muỗng canh dầu ăn. Dầu nóng, thả chả vào chiên chín vàng đều hai mặt. Dọn chả ra đĩa.
      Ăn kèm với sốt cà chua hoặc sốt ớt chua ngọt.


    click vào để xem với kích thước thật

     Macarons - Những chiếc bánh "đỏng đảnh"


    Những chiếc bánh nhỏ xinh nhiều màu sắc này được xem là “cô nàng đỏng đảnh” vì thường không được như ý người làm.


    Bánh thành công khi những chiếc bánh có “chân” bên dưới, phần bánh nhô lên, bên trong rỗng xốp. Ngọt nhưng rất ngon. Các bạn thử cách làm này xem nhé.



    Nguyên liệu: (khoảng 16 chiếc bánh nhỏ)

    1 lòng trắng trứng gà
    40g bột hạnh nhân
    65g đường bột
    15g đường cát
    Vài giọt chanh
    Màu thực phẩm hay bột cacao hay si rô tạo màu mùi tùy thích.




    Thực hiện:


    Bột hạnh nhân, đường bột cho vào máy xay, xay nhuyễn.




    Cho hai giọt chanh vào lòng trắng trứng, dùng máy đánh trứng đánh nổi bọt (tựa như xà phòng). Từ từ cho 15 g đường vào đánh bông cứng.



    Cho màu hay bột cacao vào.



    Cho từ từ hỗn hợp hạnh nhân và đường đã xay vào. (chia ra từng phần nhỏ, mình cho vào từ từ 4 lần).



    Dùng muỗng trộn đều theo vòng tròn kim đồng hồ, cho đến khi hết lượng bột.



    Cho vào túi bắt bông kem tạo hình tròn. Chờ bột nghỉ khoảng 1h đến 2 giờ tùy theo thời tiết có thể chờ qua đêm cũng được.




    Cách thử bánh trước khi nướng:

    Dùng ngón tay dí nhẹ vào thành bánh, thấy bánh không dính tay là được. Nếu còn dính tay thì chờ tiếp.



    Nướng bánh:

    Bật lò nướng 160 độ C trước 5 phút cho lò nóng. Cho khay bánh vào nướng 10 đến 12 phút tùy theo bánh to hay nhỏ.

    Bánh chín dùng tay đẩy nhẹ khỏi giấy nến, lấy ra chờ nguội.


    Làm nhân bánh:

    Cách làm nhân có nhiều cách khác nhau tùy theo mùi vị. Mình làm đơn giản nhất đó là đánh bông 50g bơ với 1 muỗng canh siro dâu và chút nước cốt chanh (nhân màu hồng).



    Cho từng chút nhân vào bánh, ghép bánh lại. Cất vào tủ lạnh.



    Ngoài ra có thể kẹp với mứt dâu, chanh… tùy khẩu vị mỗi người.




    Mách nhỏ:

    - Bánh ngon sau 24h.
    - Nếu muốn mặt bánh mịn thì xay kỹ đường và bột hạnh nhân, rây lại cho mịn.
    - Khi trộn bột nên cho bột từ từ vào, trộn theo vòng quay kim đồng hồ.
    Macarons trái tim


    Nguyên liệu :




    - 2 lòng trắng trứng
    - 125gr bột mì
    - 75gr đường bột
    - 75gr hạnh nhân xay nhỏ
    - 75gr chocolate trắng
    - 20gr bơ
    - 50ml kem tươi



    Nào mình cùng vào bếp!



    Bước1:

    - Đánh bông trứng rồi từ từ rây đường, bột mì và hạnh nhân vào để tạo thành hỗn hợp bột mềm quánh.



    Bước 2:

    - Bóp bột thành một chấm tròn rùi hơi nới lỏng tay một chút và kéo dài xuống tạo thành hình giọt nước.


    Bước 3:

    - Nửa trái tim còn lại thì làm tương tự nhá!


    Bước 4:

    - Để yên bánh khoảng 20' và nướng ở 1250C trong khoảng 20’ phút.


    Bước 5:

    - Đun chảy chocolate với bơ rồi trộn đều với kem tươi sau đó để nguội.

    - Nhiệm vụ cuối cùng là cho chocolate vào giữa 2 chiếc bánh.
    Và đây là macaron tình yêu


    Những “thiên thần macaron" trao gửi yêu thương


    Hãy nhờ những chiếc bánh chuyển lời yêu thương của bạn đến “người ấy” khi năm mới sắp đến nhé!


    Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
    - 50gr lòng trắng trứng, 30gr đường, 55gr bột hạnh nhân
    - 80gr đường bột, 70ml kem tươi
    - 100gr chocolate đen nấu chảy, 50gr chocolate trắng nấu chảy
    - Màu thực phẩm đỏ, túi bóp kem, giấy nến


    Đến phần hành động này:


    Bước 1:

    - Cho 30gr đường, lòng trắng trứng và một 1 giọt phẩm màu vào tô đánh lên cho thật bông và mịn.

    Lưu ý cho ít phẩm màu để hỗn hợp có màu hồng phấn thôi bạn nha!


    Bước 2:

    - Tiếp tục cho bột hạnh nhân, đường bột vào từ từ rồi trộn lên thật đều ná!
    Mách nhỏ: các bạn cho đường cát bình thường vào khối xay khô của máy xay sinh tố xay một tẹo là có đường bột ngay.


    Bước 3:

    - Cho một chút kem tươi (khoảng 30ml) vào và trộn đến khi hỗn hợp mịn và quánh như hình bên là được.


    Bước 4:

    - Cho hỗn hợp bánh vào túi bóp kem nặn tạo hình trái tim trên giấy nến nghen. Các bạn có thể xem chi tiết cách làm ở trên đây.


    Bước 5:

    - Tiếp đó, chúng mình cần nướng bánh ở 150 độ C trong khoảng 20 phút nhé!



    Bước 6:

    - Cho chocolate trắng nấu chảy vào túi bóp kem rồi nặn hình những đôi cánh trên giấy nến. Sau đó, cho vào tủ lạnh để chocolate đông cứng lại.


    Bước 7:

    - Trộn đều phần kem tươi còn lại với chocolate đen nấu chảy.


    Bước 8:

    - Phủ một ít hỗn hợp chocolate đen lên một miếng bánh macaron làm nhân rồi đặt 2 chiếc cánh nhỏ vào và thêm một miếng bánh lên trên.


    Bước 9:

    - Các bạn làm tương tự với những chiếc bánh macaron còn lại nhé!


    Thế là chúng mình đã có rất nhiều “thiên thần” macarons tí hon rồi nè.

    Đáng yêu lắm nhé!



    Hãy để những “thiên thần” này thay bạn gửi gắm yêu thương tới người ấy khi năm mới về nghen.







    Chắc chắn bất kỳ ai khi nhận được những chiếc bánh xinh xắn này đều “chao đảo” cho coi!
     
    Món ăn với hoa hồng



    Không chỉ mang hương thơm dịu dàng, thanh thoát mà bản thân hoa hồng còn mang vị ngọt nhẹ. Đã từ rất lâu, người ta đã biết sử dụng hoa hồng như một nguyên liệu trong chế biến món ăn cũng như để chữa bệnh. Hoa hồng có tác dụng chữa ho, hoạt huyết, căng thẳng thần kinh, suy nhược và mất ngủ… thật là tuyệt vời nhỉ?

    Để làm thành siro hoa hồng, chúng mình cần:


    - 200gr đường
    - 80ml nước
    - 100gr cánh hoa hồng
    - Nửa quả chanh (vắt lấy nước nha)


    Thực hành nào!



    Bước 1:

    - Cho tất cả cánh hoa hồng, nước, nước chanh và đường vào nồi.

    Nước chanh có tác dụng làm cho siro của bọn mình không bị lại đường.

    - Ngoáy đều một chút cho đường tan hết nhé!


    Bước 2:

    - Đun trong khoảng 30’ hoặc có thế lâu hơn nếu muốn siro có dạng hơi sánh.


    Bước 3:

    - Lọc bỏ cánh hoa hồng. Nhưng bước này không bắt buộc đâu, cứ để lẫn cả cánh ăn cũng được mà.


    Bước 4:
    - Dùng siro hoa hồng để pha trà hoặc nước, làm các món kem, bánh và thạch…

    Nhớ bảo quản trong lọ kín để có thể sử dụng trong thời gia dài nha!
    Một số gợi ý đây:

    Nước hồng dùng để giải khát tuyệt vời lắm!


    Và cả kem hoa hồng


    Hay món đá bào hoa hồng cũng khỏi chê luôn



    Dưa hấu và siro hoa hồng là một cặp trời sinh đó!


    Có ai muốn thử hương vị ngọt ngào của món thạch hoa hồng này không nhỉ?


    Nhưng thích hợp nhất với thời tiết hiện nay là trà hoa hồng đúng hông ?


    Cà rốt - thực phẩm "vàng" cho mùa đông

    Ăn cà rốt sẽ giúp tốt cho sức khỏe toàn thân, đặc biệt là những cơ quan quan trọng như mắt, da, hệ tiêu hóa, răng, đặc biệt là vào mùa đông.
    Đó là lý do tại sao mà loại củ này được cả thế giới ưa chuộng từ hàng ngàn năm qua... Dưới đây là những công dụng của củ cà rốt mà bạn có thể chưa biết:
    Ngăn ngừa ung thư
    Nhiều công trình nghiên cứu cho biết, ăn cà rốt giúp hạ thấp nguy cơ ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết. Gần đây, các nhà khoa học đã cô lập một hợp chất có tên gọi là falcarinol trong cà rốt được cho là có tác dụng chống lại ung thư.
    Falcarinol là loại “thuốc trừ sâu tự nhiên”(natural pesticide) có chức năng bảo vệ gốc củ cà rốt không bị bệnh nấm bệnh. Trong bữa ăn hàng ngày, cà rốt gần như là thực phẩm duy nhất  có chứa những hợp chất này. Một nghiên cứu được thực hiện ở chuột cho thấy, khi chúng được cho ăn cà rốt sống hoặc chất falcarrinol thì giảm được 33% nguy cơ ung thư ruột kết so với những con chuột không được ăn.
    Cải thiện thị lực
    Võng mạc của mắt cần vitamin A để hoạt động, nếu thiếu vitamin A sẽ gây ra mù quáng vào ban tối. Cà rốt là thực phẩm giàu beta-carotene, chất được chuyển thành vitamin A ở gan.
    Ở võng mạc, vitamin A được chuyển thành rhodopsin, sắc tố màu tía cần thiết cho thị lực ban đêm. Hơn nữa, beta-carotene chống lại sự suy hóa võng mạc và sự phát triển của bệnh đục nhân mắt. Một nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn giàu beta-carotene giảm được 40% nguy cơ suy hóa võng mạc so với những người ăn ít.
    Ngăn đau tim
    Các ngiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống giàu chất carotenoids có liên quan đến nguy cơ ít mắc bệnh đau tim. Người ta cũng tin rằng, thường xuyên ăn cà rốt giảm được nồng độ cholesterol trong máu. Các chất xơ hòa tan trong cà rốt có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ các axit mật
    Ngăn ngừa tai biến mạch máu não
    Bạn mắc bệnh tai biến mạch máu não? Lời khuyên của các nhà khoa học ở Trường đại học Harvard, Mỹ là nên ăn nhiều cà rốt. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, những người ăn hơn 6 củ cà rốt mỗi tuần giảm được nguy cơ tai biến mạch máu não đáng kể so với những người ăn mỗi tháng 1 củ hoặc ít hơn.
    Cà rốt - thực phẩm
    Ăn cà rốt sẽ giúp tốt cho sức khỏe toàn thân, đặc biệt là những cơ quan quan trọng như mắt, da, hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
    Giúp làn da tươi đẹp
    Cà rốt có chứa thành phần làm sạch rất mạnh mà có thể giải độc cho gan, điều này cũng góp phần làm giảm mụn trứng cá gây ra bởi các độc tố xuất phát từ máu. Cà rốt cũng thường được sử dụng để điều trị làn da nhăn nheo và thô ráp mùa đông. Vitamin A và các dinh dưỡng khác  có chứa trong củ cà rốt giúp chăm sóc làn da rất hiệu nghiệm, giup chống lại sự khô da và mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho bạn.
    Giúp trẻ lâu
    Cà rốt có chứa nhiều beta-carotene, thành phần hoạt động như chất chống oxi hóa để giúp cơ thể chống lại sự tổn thương ở các tế bào do cơ thể hít phải không khí độc hại hoặc máu bị “nhiễm bẩn”.  Nó cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở tế bào và nhiều tác động tiêu cực liên quan đến lão hóa. Do vậy, muốn trẻ lâu, bạn nên chăn ăn cà rốt hoặc uống sinh tố cà rốt.
    Giúp răng chắc khỏe
    Cà rốt được xem như loại kem đánh răng tự nhiên vì nó giúp răng miệng sạch và là cách tốt nhất  để cho miệng của bạn sạch sau mỗi bữa ăn. Chúng hoạt động như chất cọ rửa tự nhiên, giúp loại bỏ những chất bẩn bám ở răng. Chúng cũng giúp cơ thể tiết ra nhiều nước miếng, điều này sẽ giúp lau chùi những vết nhơ ở răng. Các chất khoáng ở cà rốt giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở răng và ngăn chặn răng tổn thương.
    Cải thiện huyết áp
    Nhờ giàu hàm lượng chất xơ hòa tan nên khi ăn cà rốt sẽ giúp bạn giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm hãm sự hiện diện của những cholesterol có hại(LDL) đồng thời làm tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể(HDL). Hệ quả là nó giúp làm nguy cơ máu đóng cục(tắc nghẽn mạch máu) và đau tim.
    Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
    Cà rốt hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường nước miếng đồng thời cung cấp khoáng chất, vitamin và enzyme cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên ăn cà rốt giúp ngăn chặn viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
    Một số công dụng khác của cà rốt:
    - Cà rốt sống hoặc chín đều có thể sử dụng để điều trị vết thương, đứt tay và nhiễm trùng.
    - Cà rốt giàu chất carotenoids nên giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
    - Thường xuyên ăn cà rốt sẽ giúp phụ nữ nuôi con có nhiều sữa và chất lượng sữa hơn.
    - Phụ nữ chăm ăn cà rốt cũng sẽ giúp giảm rối loạn kinh nguyệt và khí hư.
    - Cuối cùng là cà rốt có thể giúp cải thiện vẻ đẹp của tóc, móng tay, chân và da

    Liễn Gan vỗ béo xứ Landes Pháp


    click vào để xem với kích thước thật


    Vật liệu (cho 4 người)

    * 1 gan vịt hay ngỗng vỗ béo khoảng 600 gr(foie frais de canard ou d’oie de 600 g)
    * 5 cl rượu trắng loại dịu (Sauternes)
    * 8 g muối
    * 2 g tiêu

    Cách làm

    1. Ngày hôm trước



      Để miếng gan 2 tiếng ở ngoài, nhiệt độ của môi trường cho gan mềm đi
      Tách 2 lá gan ra, và lấy đi những miếng mỡ
      Gỡ đi những mạch máu một cách cẩn thận, tỉ mỉ, đừng làm nát miếng gan



      Tháo miếng màng ngoài của 2 lá gan
      Rắt muối và tiêu đủ các mặt của 2 lá gan
      Đặt gan trong một cái liễn, chế rượu phủ lên
      Đậy lại và để ngấm qua đêm trong tủ lạnh


    2. Cách nấu

      Đem liễn gan ra ngoài khoảng 1 giờ trước
      Làm nóng lò ở nhiệt độ 120° (số 3, 4)
      Mở nắp liễn gan ra
      Đăt liễn gan trên một vĩ nước và nấu trong lò trong vòng 25 phút
      Đem liễn gan ra ngoài và để nguội hoàn toàn



      Đậy nắp lại và cất trong tủ lạnh ít nhất 2 ngày mới dùng






     
    Mì chay


    Nguyên liệu (cho 2 người)

    Mỳ gói chay: 2 gói
    Nấm rơm, nấm hương
    1 củ Cà rốt , 100g bông cải trắng, 100g bông cải xanh
    4 miếng Đậu hũ
    100g Phù chúc
    Ngò



    Các bước thực hiện

    1. Nguyên liệu mua về rửa sạch, nấm rơm thì chà thêm 1 chút muối để giảm bớt mùi của nấm






    2. Đậu hũ và phù chúc cắt miếng nhỏ, chiên vàng. Phù chúc chiên xong ăn giòn giòn ngon hết ý luôn.





      Cho nấm hương, súp lơ xanh, súp lơ trắng và cà rốt vào xào nhanh tay trên lửa lớn. Khi các nguyện liệu vừa chín tới, nêm vừa ăn rồi cho ra đĩa.

      - Mì trung qua nước sối cho mềm, rồi xả lại bằng nước lạnh. Cho 1 tí dầu vào chảo rùi cho mì vào xào sơ để sợ mì hơi khô lại tí xíu. Mình dùng mì gói để chế biến món này nên không nêm thêm vì mì gói vốn dĩ đã hơn mặn mặn
      Razz
      .
    3. Cho mì ra đĩa, bày rau - nấm xào, đậu hũ - phù chúc chiên lên trên kèm với vài cọng ngò. Món này mình chiên thêm bánh phồng tôm ăn kèm, hè hè. (mình vốn rất thích ăn bánh phồng tôm).







      Bày ra đĩa thế này thui, chứ thiết sự món ăn mình khoái bỏ vô cái tô, trộn hết mấy thứ lại với nhau, rùi chan xì dầu vô, giống như vầy nè



     



    BÚN RÊU CUA

     Nguyên liệu:
    300g cua đồng
    1/2 lít nước
    120g cà chua chín
    Cách làm:
    Cua làm sạch, bóc vỏ yếm, gỡ mai, nạo lấy gạch trong mai để riêng. Giã thật nát hoặc xay thật nhuyễn cua, bỏ mai. Nếu lấy mai nước sẽ đen.
    Hòa cua xay với nước, để thật lắng, gạn lấy nước cua, bỏ xác. Cà chua cắt dọc làm tám; phi thơm ít dầu với hành ta băm, nêm vào chút muối, tiêu, ít bột ngọt..tùy khẩu vị , xào chín mềm cà.
    Hòa tan ít me vắt với nước lọc để riêng. Bắc nồi nước cua lên bếp, cho cà xào vào. Nấu nhỏ lửa, khi thấy nước vừa chớm sôi, hạ lửa xuống ngay để nước chỉ sôi váng hơi, riêu sẽ kết lại từ từ và nổi lên. Nếu để sôi bùng, riêu không kết lại được. Khi thấy đã kết riêu dày và nước trở trong, tùy khẩu vị nêm vào ít mắm tôm, nước mắm, nước me, muối..cho nước riêu đậm đà, hơi có vị chua nhẹ. Xào ít dầu với hột điều màu, vớt bỏ hột điều, cho vào ít hành băm. Cho phần gạch cua vào xào chín, nêm chút tiêu muối..trút phần gạch xào và nồi riêu. Giữ nóng trên bếp với lửa nhỏ. Chia bún ra tô, múc riêu nóng vào, rắc thêm hành ngò, hành tây xắt nhỏ. Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, quế, ngò gai, kinh giới..Mắm tôm nguyên chất, nước mắm, chanh ớt tươi cắt lát.
    Những thực phẩm phụ kèm theo bún riêu là đậu hũ miếng chiên và huyết heo luộc cắt miếng nhỏ, hoặc ốc bươu lấy nạc làm sạch, tẩm ướp muối tiêu, hành ta, xào chín..khi bán chia thêm vào tô tùy tính toán. Tôm khô thường cho thêm cho ngọt nước riêu; trứng gà đánh vào để làm thêm loại riêu vẫn được gọi là riêu trứng..

    Bún riêu cua là một món ăn đặc sản của Hà Nội. Món ăn này gồm “bún” (bún rối hoặc bún lá) và “riêu cua”. Riêu cua được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).
    Bún riêu là một món ăn được người Hà Nội rất ưa thích. Có nhiều hàng quán bán bún riêu trên các đường phố của Hà Nội.
    VẬT LIỆU – THỰC HÀNH
    1. Làm cua:
    - 1,5kg cua đồng (loại cua nhỏ chừng 2 ngón tay, có sắc tím đen) nếu làm kỹ theo cách người Bắc thì phải dùng nước vo gạo ngâm cua qua 2 giờ cho cua nhả sạch nhớt bẩn, rửa xả lại nước lạnh cho thật sạch. Lột bỏ yếm cua, gở mai cua, nạo lấy phần gạch trong mai cua để riêng, ướp vào phần gạch một chút tiêu; sau khi lấy gạch bỏ luôn phần mai cua.
    - Xay hoặc giã thật nhuyễn cua với 1 muỗng cà phê muối sau đó cho vào khoảng 3 lít nước hoà tan rồi lược bỏ phần xác cua, chỉ lấy phần nước.
    2. 500g cà chua chín, rửa sạch, chẻ dọc làm 6. Phi thơm ½  muỗng súp hành tím với 2 muỗng súp dầu ăn hoặc mỡ nước, cho cà chua vào xào nhỏ lửa cho chín mềm.
    3. 100g me chín (lột vỏ, lấy phần nạc me) hoặc trái sấu giã dập, nấu với khoảng ¼ lít nước, lược lấy nước chua để riêng.
    4. Làm nước màu và xào gạch cua: Làm nóng khoảng 3 muỗng súp dầu ăn, cho vào 2 muỗng cà phê hột điều màu, nhỏ lửa, để qua 1 – 2 phút thấy dầu trở màu đỏ đẹp là tắt bếp, lược bỏ hột điều. Bắc phần dầu này lên bếp, mở nhỏ lửa, cho phần gạch cua vào xào nhỏ lửa, nêm vào chút muối cho đậm đà, tắt bếp nhanh kẻo cháy phần gạch cua.
    5. Chuẩn bị ít mắm tôm.
    6. Bắc nồi nước cua xay lên bếp, nêm vào khoảng 1 muỗng súp mắm tôm, mở lửa nhỏ, để cho nước cua nóng váng hơi từ từ chứ không sôi bùng, nếu để sôi mạnh, cua sẽ không kết rêu – đây là khâu quan trọng để cho nước cua kết rêu thành từng dề. Để cho đến khi thấy cua kết thành từng dề rêu và nước trở trong từ từ là đạt yêu cầu. Nhẹ tay trút phần cà chua, gạch cua xào… vào nồi – không khuấy. Tùy khẩu vị nêm vào ít nước me chua, muối hoặc thêm mắm tôm cho nước đậm đà. Giữ nóng ấm nồi nước cua trên bếp.
    7. Phụ gia ăn kèm:
    - Chuẩn bị ít hành lá, ngò cọng… cắt nhỏ để rắc lên mặt bún. Bún tươi sợi nhỏ.
    - Các thứ rau: Rau muống chẻ, kinh giới, bắp chuối bào mỏng, rau thơm các loại. (Và khi món bún riêu vào đến miền Nam thì có người thích ăn kèm với ít giá sống).
    - Nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi cắt lát hoặc ớt tươi băm xào chín; mắm tôm… để nêm riêng.
    8. Trình bày món ăn:
    Luôn nhớ đừng khoắng khuấy nồi nước cua, rêu sẽ bị bể vụn, chỉ khi nào chia vào tô mới nhẹ tay múc ra. Chia bún ra tô, múc riêu nóng vào, rắc thêm hành ngò.
    9. Các thực phẩm thường dùng ăn kèm bún riêu:
    Tùy người, tùy giới, tùy lứa tuổi… thường cho thêm vào bún riêu các loại thực phẩm sau:
    - Đa số những người bình dân thường dùng thêm các loại thực phẩm sau cho chắc bụng: Đậu hủ tươi cắt miếng vuông cạnh 3cm chiên vàng giòn; huyết heo luộc chín cắt miếng nhỏ; ốc bưu làm sạch, lấy nạc ốc xào chín với ít gừng sả băm… Những món trên tùy thích cho thêm vào tô bún riêu.
    - Khi món bún riêu vào trong những nhà hàng cao cấp thì người ta thường cho thêm chả cua hoặc chả tôm cắt miếng
    Bún riêu
    Bún riêu
    nhỏ.
    - Sau cùng, món bún riêu thường có một biến tấu nho nhỏ là có người thích đánh tan 1 – 2 trứng gà với chút muối tiêu, vừa khuấy nhẹ tay vừa châm vào nồi nước cua, trứng sẽ kết thành từng dề… rêu trứng. Hoặc cho vào nồi nước cua 1 – 2 muỗng súp tôm khô giả nhuyễn/1 lít nước cho vị nước cua ngọt hơn.

    Bí quyết nấu bún riêu cua, riêu tôm tuyệt ngon

    Bún riêu có hai loại, riêu cua hay riêu tôm khô. Nấu bằng loại nào thì thịt cua hay tôm cũng sẽ nổi thành tảng phía trên thành. Nếu nấu vụng, thịt cua hay tôm sẽ vỡ hay chìm, không ngon. Tôi chưa nghe ai xào riêu cả, chỉ có xào cà chua để cho vào nồi riêu thôi.
    Bạn làm theo cả hai cách nhé :
    1. Bún riêu cua
    Nguyên liệu:
    • 1kg cua đồng hay con cáy (có người gọi là con xuồi xuội, có mầu đỏ, thân nhỏ, càng dài và thanh hơn cua đồng. Giá con cáy rẻ hơn nhưng vị ngọt sau khi nấu như nhau)
    • 3 lít nước
    • 1kg cà chua, mắm tôm, muối, đường, dầu ăn
    Thực hiện:
    Cua đồng tách bỏ mai, rửa thật sạch, để ráo, giã hay xay nát. Cho khoảng 500ml nước vào, nhồi thật kỹ cho ra hết thịt cua. Lược vỏ, lại cho thêm nước vào nhồi tiếp, khoảng 3 lần là sạch. Dùng tay khuấy đều, thấy không có vỏ cua lắng đưới đáy thau là được.
    Cho vào nồi một ít muối, quấy đều, Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, thịt cua sẽ nổi lên từ từ thành từng tảng. Khi nồi nước bắt đầu sôi lăn tăn và thịt cua bắt đầu nổi lên thì cho vào một ít mắm tôm.
    Cà chua xào chín tới, đừng chín mềm, mất ngon. Nêm nứơc mắm, muối, đường.
    Vớt thịt cua cho vào tô để riêng, cho cà chua vào nồi, nêm lại gia vị vừa ăn.
    Khi ăn làm nóng nồi nước dùng, cho bún vào tô, cho thịt cua, múc nước chan vào tô, rắc hành, ngò. Dọn ăn kèm rau kinh giới, húng cây, xà lách cắt nhỏ, rau muống chẻ, giá và dĩ nhiên phải kèm thêm chút mắm tôm sống mới ngon.
    2. Bún riêu tôm
    Nguyên liệu:
    200g tôm khô ngon (không cần lớn nhưng phải nhạt, đừng quá mặn và phải thơm, không bị khai)
    1kg cà chua, 3 quả trứng gà hay vịt.
    Nước mắm, muối, đường, mắm tôm, dầu ăn
    Thực hiện:
    Tôm rửa sạch, cho vào nồi luộc xâm xấp nước cho đến khi tôm mềm, vớt ra, giã hay xay nát.
    Đánh trứng với tôm, nêm chút nước mắm, muối.
    Nấu sôi nước luộc tôm. Khi nước sôi, giảm vừa lửa, múc tôm + trứng thả vào nồi, đun cho đến khi tôm nổi lên mặt nước.
    Nêm gia vị giống như bún riêu cua (mắm tôm, muối, đường). Vớt tôm và trứng ra để riêng.
    Cà chua cũng xào như trên và cho vào nồi nước dùng.
    Cách ăn bún riêu tôm cũng giống như bún riêu cua, ăn kèm các loại rau sống.

    Bún mắm nêm: ăn nhiều mà không ngán

    Sau những ngày Tết với nhiều đồ ăn gây ngán, bạn hãy đãi cả nhà một bữa bún mắm nêm thật ngon nhé!

    Nguyên liệu:
    500gr thịt heo quay, bạn có thể dùng thịt ba chỉ luộc
    1 bát ăn cơm mắm nêm pha sẵn
    ¼ góc quả đu đủ xanh
    1 củ cà rốt
    1 lát thơm (dứa)
    Đường, muối, chanh, giấm, tỏi, ớt
    Rau xà lách
    Đậu phộng
    Chả lụa hoặc nem chua.
    Bước 1:
    Rau xà lách rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
    Tỏi bóc vỏ, ớt rửa sạch.
    Bước 2:
    Dùng cối giã tỏi, ớt cho nhuyễn.
    Thơm bằm nhuyễn, có thể bỏ vào máy sinh tố xay cho nhanh.
    Trộn chung tỏi, ớt, thơm xay nhuyễn với mắm nêm, trộn đều. Vì có thơm đã ngọt nên bạn nêm 2 đến 3 thìa cà phê đường. Tùy mỗi loại mắm mà bạn điều chỉnh lượng đường cho phù hợp, nêm mặn mặn, ngọt ngọt rồi vắt vào mắm nêm vài giọt chanh, trộn đều.
    Bước 3:
    Thịt heo quay chặt lát vừa ăn, bạn có thể dùng thịt ba chỉ luộc. Chả lụa thái khoanh vừa ăn.
    Đậu phộng rang vàng, dùng cối giã thô.
    Đu đủ gọt vỏ, bào thành từng sợi dài rồi ngâm vào thau nước lạnh có thêm vài viên đá để giữ đu đủ được giòn lâu.
    Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, bào thành sợi dài. Ngâm cà rốt vào thau nước lạnh có pha ½ thìa cà phê muối.
    Bước 4:
    Vớt đu đủ, cà rốt ra rổ cho ráo nước. Trộn lẫn đu đủ, cà rốt, nêm vào 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê giấm, trộn đều để hỗn hợp thấm gia vị. Bạn nêm hơi chua chua ngọt ngọt là được.
    Bước 5:
    Xếp rau sống đã thái nhỏ và bún vào bát.
    Xếp từng lát thịt heo quay, chả lụa lên bề mặt bún, rồi đến đồ chua, bên trên rưới nước mắm nêm, rắc ít đậu phộng rang.
    Khi ăn bạn trộn đều bún với mắm nêm và rau, thịt.
    Món bún này là món ăn vặt ở miền Trung, mắm nêm cay nồng rất hợp với vị thịt heo quay hay giò lụa, tuy nhiều thịt nhưng ăn nhiều mà không ngán bởi được cân bằng lại với đu đủ xanh giòn rụm và rau sống tươi  mát.
    Sau những ngày Tết với nhiều đồ ăn gây ngán, bạn hãy đãi cả nhà một bữa bún mắm nêm thật ngon nhé!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét