Công dụng tuyệt vời của quả cam
Không chỉ bổ dưỡng, cam còn có nhiều công dụng kỳ diệu khác nếu biết sử dụng nó đúng cách và đúng mục đích.
Bánh Chiffon lá dứa
Đây là chiếc bánh Âu-Á kết hợp khi mà trong thành phần bánh sử dụng lá dứa và nước cốt dừa – thành phần nguyên liệu được sử dụng rất rộng rãi ở các nước Châu Á.
Các bước thực hiện
Bánh khúc cây Giáng Sinh
Là một loại bánh thông dụng, cơ bản, nhưng gateau/sponge gây “khó dễ” cho nhiều người. Có lẽ vì chưa nắm bắt được nguyên lý chung. Bài này hơi dài, hy vọng mọi người đủ kiên nhẫn đọc để dễ thành công hơn. Cố gắng tổng hợp lại đây theo những gì rùa hiểu được về loại bánh này trong đầu nên bài viết có thể sẽ chưa được hoàn chỉnh do sẽ có chỉnh sửa mỗi khi có thêm thời gian rảnh rỗi. Cân bằng nguyên vật liệu: - Có nhiều loại bánh được gọi chung là gateau/sponge nhưng chúng có cấu trúc thành phẩm tương đối khác nhau. Rùa tạm chia thành 3 loại chính: Loại đặc biệt nặng, nhiều chất: còn gọi là pound cake/butter cake thường có tỷ lệ 225g trứng (cân cả vỏ) – 225g đuờng – 225g bột mỳ, cần sự trợ giúp nở của bột nở. Loại thứ hai có độ xốp hơn loại thứ nhất: 225g trứng – 140g đường – 140g bột mỳ. Loại nhẹ nhất và thông dụng nhất: 225g trứng – 115g đường – 115g bột mỳ. Công thức làm bánh cuộn từ đây. Với loại thứ ba, tỷ lệ đường và bột có thể thay đổi đôi chút, ví dụ 85g đuờng và 115g bột. Với mức thay đổi này, độ nở của bánh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu sử dụng thêm bơ, giới hạn ở 1/4 trọng lượng của đường hoặc bột, đun chảy để nguội hơi ấm và trộn sau cùng. Trứng: Trong mọi công thức bánh gateau/sponge, trọng lượng của trứng quyết định trọng lượng các nguyên vật liệu còn lại. Rùa có thói quen đếm / cân trứng trước khi tính xem sẽ làm bao nhiêu bánh. Trứng, ở đây có nghĩa là nguyên quả bao gồm lòng trắng và lòng đỏ. Nhưng trong một số truờng hợp, mọi người có thể thay bằng 100% lòng trắng hoặc lòng đỏ. Nhiều lòng đỏ, có nghĩa là bánh sẽ nặng hơn, độ nở kém đi do trong lòng đỏ không chứa nhiều nước bằng lòng trắng, đường cũng sẽ khó tan hơn. Nhiều lòng trắng, bọt khí trong bánh to hơn, do đó nở cao hơn. Trứng cần phải được giữ nguyên trong vỏ cho đến khi sử dụng. Không đập trứng trước trong một thời gian dài hay để qua đêm. Đường: Đường kính trắng, hay đường xay/đường bột là loại được dùng bởi chúng dễ hòa tan đều. Trọng lượng cân bằng là quan trọng bởi nó quyết định chất lượng của bánh. Ít đường quá (với lý do không thích ăn ngọt) có thể ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của bánh, ngoài ra còn làm cho bánh cứng hơn bởi nguyên liệu không được cân bằng (ít đường —> nhiều bột). Bột: Thông thường, bột mỳ đa dụng được sử dụng nhưng để sử dụng đúng thì không chỉ có thế (đấy, rùa vợ đã bảo là làm bánh cũng là 1 bộ môn khoa học) Bột trong gateau/sponge thường nên có tỷ lệ tinh bột và protein vừa phải. Có nghĩa là với một chút gluten, cấu trúc bánh sẽ vững vàng hơn, nhưng gluten cao lại làm cho bánh dai (bột giàu gluten sử dụng trong công thức bánh mỳ tạo độ dai). Bột mỳ với độ tinh bột cao (cake flour) sẽ làm cho bánh nhẹ, nhưng dễ bị xẹp khi lấy ra khỏi lỏ. Tốt nhất, trên nguyên tắc, là sử dụng bột làm bánh mỳ (bread flour) pha với bột mỳ mịn (cake flour). Bơ: Bơ được thêm vào bánh không chỉ làm tăng mùi vị, đồng thời tăng chất lượng của bánh. Bánh sẽ nặng hơn một chút nhưng đồng thời cũng lâu hỏng hơn Sự kỳ diệu của Bơ. Mứt, hạt: Các loại hạt được giã nhỏ có thể được trộn vào bột bánh mà không cần phải sửa đổi các nguyên liệu khác, tuy nhiên nếu hạt to, nặng thì sẽ chìm xuống đáy. Có thể sử dụng bột của các loại hạt để trộn chung trong hỗn hợp bột, tuy nhiên khi đó, ta tạm thời quên bơ ( ) Nếu sử dụng bột của hạt, thì cần trừ số bột mỳ tương ứng. Các loại mứt (khô) có thể được thái nhỏ, trộn vào sau cùng. Bột Cocoa, chocolate: Bột cocoa nguyên chất có thể thay thế 1 phần của bột mỳ. Cho mỗi 455g bột mỳ, không sử dụng quá 85g bột cocoa. Trộn và rây đều cocoa và bột mỳ trước khi trộn bột vào bánh. Chocolate nguyên chất có thể đun chảy rồi trộn từng phần vào bột. Chocolate ngọt có thể cũng làm tương tự, tuy nhiên cần bớt đường trong công thức nếu độ đường trong chocolate cao. Cách đánh bông: Có nhiều cách để làm bánh gateau/sponge nhưng có 2 loại cơ bản: phương pháp nóng và phương pháp lạnh. Nóng: Đường và trứng khuấy đều, đun cách thủy cho đến khi ấm, khoảng hơn 40 độ C hoặc đến khi đường tan hết. Dùng máy đánh bông trứng khi đạt đến độ đông cứng. Trộn bột và thêm bơ (tùy thích). Công thức là 2 phần trứng, 1 phần đường, 1 phần bột. Ví dụ 240g trứng – 120 g bột – 120 g đường – 1 nhúm muối và 1 chút bơ chảy. Lạnh: Như trên, nhưng bỏ qua công đoạn đun cách thủy. Bánh sẽ khô hơn một chút, và thường được quét thêm chút ruợu tạo độ ẩm và mùi vị. Các phương pháp khác: nhất thời không nhớ hết nhưng còn 1 cách đánh lòng trắng và lòng đỏ đường riêng. Bột bánh ladyfinger/champagne: là bột gateau/sponge hơi khác một chút để làm tiramisu, gateau Malakoff, charlotte Russe. với nhiều bọt khí hơn trong bột, tạo độ xốp và do đó độ thấm cao. Bánh Othello: tuơng tự như ladyfinger nhưng sử dụng thêm lòng trắng. Khay/khuôn nướng bánh: Khay/Khuôn được chuẩn bị trước khi bắt đầu trộn bột do phải nướng bánh ngay sau khi trộn xong bột, trước khi bọt khí vỡ gây ra chai bánh. Có thể lót khuôn bằng bơ/bột hoặc giấy nến. Nhiệt độ nướng: Khuôn càng sâu, bánh càng dày thì nhiệt độ nướng càng giảm để tránh cháy mặt bánh. Tuy nhiên với bánh cuộn, sử dụng khuôn nông, hỗn hợp bột mỏng nhưng lại phải nướng nhiệt độ cao và thời gian ngắn trước khi bánh kịp khô cứng. Công thức bánh cuộn bếp rùa: Nguyên liệu: - 200-225g trứng (5 trứng gà ta) - 90g đường - 95g bột mì đa dụng - 5g bột năng, trộn đều, rây qua rây cho đều. - 1 nhúm muối - 20 g bơ chảy, để ấm. Cách làm: (theo phương pháp đánh lạnh) - Trứng và đường đánh chung. Sử dụng máy trộn, khoảng 4′ sẽ đuợc hỗn hợp như ý. Nguyên lý tạo nở của bánh là do bọt khí có trong hỗn hợp. Nếu theo dõi, mọi người sẽ thấy ở 1 phút đầu tiên, bong bóng trong hỗn hợp lớn, và trong suốt. Càng về sau, bọt khí có đường kính đều nhau hơn, bắt đầu nhỏ dần lại. Ở phút thứ 3, khi nhấc que đánh bột lên, hỗn hợp sẽ chảy nhanh xuống, cho muối vào. Đánh tiếp một thời gian nữa bọt sẽ nhỏ hơn, và cứng hơn, khi chảy xuống tạo hình chóp. Như thế này nghĩa là độ bông đạt yêu cầu Khay nướng đã sẵn sàng Rây bột vào hỗn hợp. Một tay rây bột từng phần một, tay kia dùng muỗng trộn đều nhẹ nhàng. Cách tốt nhất là xúc bột theo góc nghiêng từ dưới lên trên, bột trên bề mặt sẽ ngấm dần vào trong hỗn hợp trứng/đường. Không đổ hỗn hợp lên trên bột vì nếu lớp bột dày sẽ không thể ngấm hết vào cùng một lúc –> vón cục. Trộn bơ vào Đổ ra khay Dàn đều Nướng nhiệt độ 190 độ C – 7-8 phút tùy theo lò nhưng nhất định không thể thấp bằng bánh cake bình thường (175 độ C). Khi mặt bánh vàng là bánh đã chín. Nếu để già hơn một chút, mặt bánh sẽ không bị dính vào giấy khi cuộn. Úp mặt bánh xuống 1 tờ giấy nến khác, bóc bỏ lớp giấy lót khuôn Cuộn lại trong khi bánh còn nóng ấm. Để lên giá chờ nguội. Phết mứt/kem tươi/kem bơ hay hỗn hợp kem hạt dẻ vào mặt trong của bánh. Nhấc mép của giấy lót bánh (mặt ngoài bánh) và cuộn nhẹ tay. Lưu ý: phết kem nhiều quá khi cuộn sẽ bị nứt bánh, ít quá thì bánh sẽ bị “rỗng”. Hoàn tất. Cách làm bánh Khúc Cây Giáng Sinh bằng hình: Cách trang trí bánh khúc cây Giáng sinh - bánh kem hình khúc cây Ở một số nước phương tây thì món ngổng quây thì không thể thiếu trong ngày giáng sinh. Ở Việt Nam thì ngổng cũng hiếm, với lại nó cũng không phải là ngày lễ truyền thống của người Việt vì vậy mà bữa tiệc thường đơn giản hơn. Để cho gia đình có không khí giáng sinh thì ngoài việc trang trí nhà cửa mua quà cho người thân, thì một bữa tiệc bánh, trái cây không thể thiếu. Hôm này mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bánh giáng sinh khúc cây, đây cũng là món không thể thiếu trong dịp lễ giáng sinh. Khúc cây này Andee ko dùng bánh cuộn mà dùng bánh nướng bằng khuôn dạng lòng máng cho nhanh. Nướng xong cắt xéo tạo hình và cắt thêm khoanh nhỏ trên thân cây nữa cho đẹp mắt! - Kem màu nâu là milk-coffee chocolate topping-cream (chocolate nấu chảy trộn chung với 10ml cafe sữa). Các màu cho màu đập hơn tí để trông giống khúc cây hơn. hình bên dưới là hơi nhạt màu. - Thích nhất là khâu cào cào này nè! yes - Bắt các dây, lá leo khúc cây... - Làm thêm cây thông đặt bên cạnh (như hướng dẫn bài trước), rắc thêm kẹo màu cho sinh động! Không nên trang trí bông kem trắng như hình bên dưới sung quanh mặt cắt của khúc cây vì như vậy nó không giống như khúc cây tự nhiên. - Trang trí linh tinh là hoàn tất!
Andee
Xiên nướng sắc màu Giáng sinh
Bàn tiệc thật lung linh màu sắc, thơm ngon và hấp dẫn vô cùng. Bạn hãy làm cả nhà phải ngạc nhiên với món xiên nướng tuyệt đẹp này nhé. Nguyên liệu: Cà chua bi Bông cải xanh Nấm trắng Xúc xích Dứa Hành tây Ớt chuông các màu Que tre, dây ruy băng xanh đỏ Dầu ăn, hạt nêm, xốt ướp thịt nướng Cách làm: Cà chua bi rửa sạch, nấm trắng rửa sạch thái đôi hoặc ba. Dứa gọt bỏ, thái miếng vừa ăn. Ớt chuông thái miếng vuông. Hành tây lột vỏ thái miếng vuông. Bông cải xanh thái miếng. Xúc xích cắt đôi, khía tạo thành 4 góc Để các nguyên liệu vào bát từng bát riêng ướp với xốt ướp thịt nướng và chút hạt nêm. Trộn đều để 10 phút. Mình sẽ xào riêng từng loại nguyên liệu rồi sau đó xiên vào que, như vậy “xiên nướng” sẽ có màu sắc đẹp hơn mà vẫn có mùi vị thơm như nướng thật sự vậy. Đun nóng chút dầu ăn trong chảo, lần lượt xào riêng xúc xích, bông cải xanh, nấm, ớt chuông, dứa, cà chua và hành tây. Lưu ý: chỉ xào các nguyên liệu vừa chín tới, tránh bị nát. Với cà chua chỉ cần tái là được. Xào xong lại để riêng mỗi thứ một góc trên đĩa. Chuẩn bị các que tre, bạn sẽ không phải ngâm nước trước (như khi nướng thịt). Cắt các dây ruy băng xanh đỏ buộc thành nơ ở đầu que. Lần lượt xiên các nguyên liệu đã xào vào que: Ớt chuông, nấm, xúc xích, hành tây, cà chua, bông cải xanh và dứa. Xiên đủ màu sắc thơm ngon mà lại không bị cháy. Trông càng thêm hấp dẫn.
Cuốn Huế
Màu đỏ au của tôm chua nổi bật trên nền trắng của bánh phở và chút xanh lá của rau ăn kèm cho bạn những cuốn tròn xinh đậm chất cố đô.
Các bước thực hiện
Sò điệp sốt chanh dây
Từng chiếc bánh sò điệp có màu sắc vàng óng, giòn rụm quyện đều nước sốt chanh dây tỏa hương thơm quyến rũ giúp bé yêu thêm hào hứng với bữa ăn.
Các bước thực hiện
Bánh ít ram Huế
Miếng bánh ít dẻo, miếng bánh ram giòn tan trong miệng cùng vị nước mắm chua ngọt và vị cay đặc trưng của ớt xanh Huế thật khó tả. Thêm một ít tôm chấy, một ít mỡ hành lên mặt bánh sẽ khiến những con người xa Huế chạnh lòng.
Các bước thực hiện Đầu tiên cân 200gr bột nếp cho vào một cái thau, tạo lòng trũng giữa thau rồi cho 150gr nước đã nấu ấm và ¼ muỗng café muối vào rồi nhồi bột cho mịn. Để tiết kiệm thời gian mình bắc nồi nước sôi lên bếp chuẩn bị hấp bánh, trong khi chờ nước sôi thì mình chia bột ra từng viên nhỏ (mỗi viên nhỏ bằng trái tắc) ấn hơi dẹp xuống một chút . Xửng lót lá chuối, thoa dầu rồi đặt từng viên bột vô, nhớ đặt mỗi viên bột cách xa nhau ra để khi hấp bánh không bị dính vào nhau. Hấp khoảng 10' là bánh chín, lấy bánh ra để thật nguội rồi đem chiên ngập dầu cho viên bánh vàng, giòn như thế này là được rồi.
Thế là xong phần bánh ram. Bây giờ mình mần bánh ít, cách nhồi bột giống như bánh ram nhưng khi bột dẻo mịn rồi mình lấy khăn đậy bột lại cho bột nghỉ 15'. Trong thời gian đó mình chế biến nhân nha bà con. Tôm, thịt ba chỉ trụng qua nước sôi rồi lột vỏ tôm, bỏ chỉ đen trên lưng, cắt hạt lựu, thịt ba chỉ cũng cắt hạt lựu. Bắc chảo lên bếp phi thơm một ít tỏi băm rồi cho tôm thịt vào xào, nêm gia vị vừa ăn (tùy khẩu vị mỗi bếp nha!) chế dầu điều màu vào rồi đảo đều, chờ thịt tôm thấm gia vị tắt lửa nhắc xuống trút ra tô. Đây, em nó sau khi xào đây!
Nhìn hấp dẫn quá héng! Bây giờ mình lấy thau bột nếp đã ủ ra chuẩn bị nắn bánh. Bắt một miếng bột bằng trái tắt vo tròn rồi ấn dẹp xuống, cho một ít nhân vào giữa rồi dùng mấy ngón tay vê miệng bột lại, se bánh lại cho tròn (như cách vo bánh trôi nước) Sau khi vo hết phần bột bánh ít mình hấp bánh tương tự như hấp bánh ram khi nãy, thời gian hấp cũng là 10'. Trong khi đó mình làm thêm một loại nhân nữa là tôm chấy. Nếu bạn nào ngại mần nhiều công đoạn thì ra chợ mua tôm chấy sẵn về dùng. Còn bạn nào siêng thì tự chấy tôm tại nhà, cũng dễ mần lắm. Tôm khô 100gr ngâm nước cho mềm vớt ra để ráo, sau đó cho vô máy xay xay nhuyễn thật nhuyễn rồi bắc chảo nóng không dùng dầu, đổ tôm đã xay vô chảo đảo đều liên tục cho đến khi tôm khô lại thì tắt lửa, nhắc xuống, cho ra tô. Nước mắm ăn bánh ram mình dùng ớt xanh Huế dầm chứ không băm nhuyễn nha ( ăn cho nó đúng điệu đó mà).
Sau khi bánh ít chín lấy bánh ra để nguội, lấy một cái bánh ram đặt một cái bánh ít lên trên, ấn vành bánh ít cho bám vào bánh ram như trên hình. Đặt lên dĩa rưới mỡ hành, rắc tôm chấy rồi chan nước mắm lên trên
donbaclieu
Măng kho thập cẩm
Đây là một món ăn chay rất phổ biến đối với người Việt. Bằng những kết hợp độc đáo để tạo ra hương vị đậm đà mà cũng không kém phần dinh dưỡng cho bạn trong những ngày rằm.
Các bước thực hiện
Bầu hấp cá hồi
Sự kết hợp giữa cá hồi nhập khẩu và những trái bầu trê cho bạn món ăn thơm mát và lạ miệng.
Các bước thực hiện
Xôi mặn nướng mía
Vị ngọt từ mía làm tăng độ dẻo mịn và hương vị thơm ngon cho món xôi.
Các bước thực hiện
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TRÁI BƯỞI
Bưởi được nhiều người ưa chuộng vì mùi vị thơm ngon, bổ, mát. Nhưng không phải ai cũng biết được những lợi ích của bưởi đối với sức khoẻ. Bưởi là 1 loại trái cây nhiệt đới họ cam quýt rất quen thuộc trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày của chúng ta. Dưới đây là 6 lợi ích của bưởi đối với sức khoẻ: 1. Giàu vitamin C Là thành viên của gia đình họ cam quýt, bưởi cũng là một nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Bưởi còn là một chất chống oxy hoá, vitamin C bảo vệ cơ thể chống lại stress, các bệnh liên quan với hen suyễn và viêm khớp… Stress có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ, đồng thời có liên quan đến một số bệnh ung thư như miệng, cổ họng, dạ dày, phổi và đại tràng. Vitamin C cũng giúp bổ sung lượng vitamin E trong cơ thể. 2. Giảm cholesterol Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Hoá học nông nghiệp và thực phẩm được thực hiện trên 57 bệnh nhân đã có phẫu thuật tim. Một nhóm người tham gia thêm bưởi đào vào chế độ ăn uống, một nhóm khác thêm bưởi vàng và nhóm thứ ba không thêm bất kỳ một loại bưởi nào. Kết quả cho thấy rằng những người ăn bưởi đào sẽ giảm cholesterol và giảm lượng chất béo của họ. Cả hai loại bưởi đều giảm cholesterol LDL và cholesterol toàn phần một cách đáng kể trong một tháng. 3. Ngăn ngừa sỏi thận Bưởi có một hợp chất gọi là d-limonene ngăn ngừa sự hình thành và làm tan sỏi thận. Một nghiên cứu của tạp chí British Journal of Nutrition tìm thấy rằng phụ nữ uống nửa lít đến một lít nước bưởi mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ pH trong nước tiểu của họ, qua đó làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận. Tuy nhiên, nếu bạn đã được điều trị các vấn đề về thận, nước ép bưởi có thể cản trở hiệu quả của thuốc mà bạn đang xài. 4. Phòng chống ung thư Như đã biết ở trên bưởi rất giàu chất chống oxy hoá như vitamin C, góp phần làm giảm nguy cơ stress có liên quan đến nhiều bệnh ung thư. Đồng thời một nghiên cứu gần đây cho thấy một hợp chất trong quả bưởi được gọi là naringenin có hiệu quả chống lại ung thư tuyến tiền liệt, vì nó giúp sửa chữa hư hỏng DNA trong các tế bào tuyến tiền liệt của con người.Trong những quả bưởi màu đỏ còn có lycopene một chất chống oxy hoá khác. Theo một nghiên cứu khác bưởi còn chứa một chất được gọi là limonoids, giúp ngăn ngừa các khối u bằng cách thúc đẩy một loại enzyme tác động lên gan thúc đẩy trục xuất chất độc ra ngoài cơ thể. Limonoids còn trợ giúp chống lại ung thư miệng, da, phổi, dạ dày. Phần ruột bên trong bưởi có chứa glucarates, một loại phytochemical đã được chứng minh hiệu quả chống lại bệnh ung thư vú. 5. Giảm cân Bản thân bưởi không có chất béo, có chứa một số enzyme đốt cháy chất béo cao. Các nghiên cứu cho thấy chúng góp phần thay đổi nồng độ insulin, do đó ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi chất cao. 6. Làm đẹp da Với lượng vitamin A cao cùng với vitamin C đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, bưởi giúp duy trì đủ độ ẩm trong da, bảo vệ da khỏi bị khô, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và nếp nhăn.
Thêm nửa quả bưởi vào thực đơn – chìa khoá giảm cân 3 ngày
Chế độ ăn uống thêm nửa trái bưởi này hứa hẹn giúp bạn giảm trọng lượng khoảng 5 kg trong 12 ngày! Bưởi là một trái cây rất ngon, có chứa một "thành phần" huyền diệu carbohydrate tự nhiên và nhiều vitamic C, chất xơ. kết hợp với protein làm cho chất béo bị đốt cháy và trọng lượng mất đi. Chế độ ăn uống này hứa hẹn giúp bạn giảm trọng lượng khoảng 5 kg trong 12 ngày. Nhưng để duy trì được cân nặng hợp lý đó, bạn cần có thực đơn giảm cân khoa học và chế độ tập luyện hàng ngày. Nguyên tắc giảm cân là tiêu thụ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ. Trong quá trình ăn kiêng với bưởi, bạn cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Hạn chế uống cà phê vì càphê gây tác động lên sự cân bằng insulin trong cơ thể, gây trở ngại trong quá trình đốt chất béo. Dưới đây là một ví dụ về thực đơn giảm cân/ngày với nửa trái bưởi Ăn sáng: - Hai quả trứng luộc - Hai lát bánh mì - Cà phê đen (có thể uống hoặc không) - Nửa quả bưởi Ăn trưa: - Salad rau quả (cà chua, dưa chuột, củ cải, rau diếp) trộn với thịt gà, thịt lợn hoặc thịt bò hấp, luộc nhưng không nên chiên hoặc xào để giảm bớt lượng mỡ tích vào cơ thể. - 1 / 2 quả bưởi hoặc một ly nước bưởi tươi Ăn tối: - Các thực phẩm màu đỏ và rau xanh (trừ đậu Hà Lan, khoai tây, ngô) - Thịt bò hoặc cá - không chiên - 1 / 2 quả bưởi hoặc một ly nước bưởi tươi Chứng minh hiệu quả giảm cân của chế độ ăn bưởi: Đây là chế độ ăn kiêng dựa trên nguyên tắc ít carbohydrates và lượng protein vừa phải, đáp ứng khoảng 800-1.000 calo mỗi ngày. Trong đó, thêm 1 nửa quả bưởi vào thực đơn là chìa khoá giảm cân. Đã có nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thêm nửa quả bưởi hoặc một ly nước bưởi vào một bữa ăn có hàm lượng calo bình thường đã dẫn đến giảm cân - 3 kg trong 12 tuần. Theo các nhà khoa học, ăn nhiều bưởi giúp giảm cân vì bưởi có công dụng làm giảm lượng insulin lành mạnh khiến bạn không cảm thấy đói, tốt cho cả bệnh nhân bị tiểu đường. Các nhà khoa học cũng nói rằng loại quả này có thể chứa một số enzyme đặc biệt giúp đốt cháy chất béo. Nếu bạn muốn giảm cân nhanh chóng, bạn có thể đưa bưởi vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, tác dụng phụ của việc ăn kiêng với bưởi tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Dù giúp đốt cháy mỡ thừa nhưng thực đơn này không phù hợp cho người bị bệnh dạ dày. Thực đơn này cũng chứa hàm lượng calories thấp nên không nên áp dụng quá 12 ngày.
Rau câu và trà sưã, siro thạch câu
Rau câu vừa dễ làm vừa nhìn đẹp mắt lại có vị thơm mát. Khi cắt nhỏ hoà vào những ly trà sữa hoặc siro bạn sẽ có một ly nước giải khát đơn giản mát rượi vào những ngày hè oi ả...
Các bước thực hiện
Vịt nhồi măng
Một chút thay đổi khéo léo trong thao tác chế biến, bạn sẽ có một đĩa măng nhồi vịt rất ngon và "đẹp mắt".
Các bước thực hiện
Thịt nướng mo
Thơm, ngọt, hay hay, ngon lắm luôn! Thịt heo nướng dẻo dai y chang thịt bò khô
Nộm xoài chua ngọt
Vị chua chua, ngọt thanh của xoài hòa quyện với vị tôm bùi bùi sẽ xua tan những mệt nhọc trong ngày...
Các bước thực hiện
Chả cá Vân Đình
Với truyền thống và văn hóa ẩm thực lâu đời, Vân Đình trở lên rất nổi tiếng với các đặc sản như Vịt cỏ Vân Đình, Bún chả Vân Đình, giò chả,,, Và có một món ăn nữa rất gần gũi, thơm ngon, dân dã với người dân nơi đây... Chả cá Vân Đình. Chả cá là một món ăn truyền thống và lâu đời của người Vân Đình, nguyên liệu được làm chủ yếu từ các loại cá đồng như cá Quả, các Trôi, cá rô phi, cá Trắm, Chả cá Vân Đình khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm cay của hạt tiêu, hành khô, dai dai của thịt cá, vị đậm mặn mà của nước mắm cốt, mùi thơm của rau Thì là... kết hợp cùng với những bí quyền tẩm ướp gia vị, tỷ lệ, kỹ thuật dán và tinh hoa của người dân nơi đây. Vào mỗi dịp mùa Thu về, hay ngày lễ tết thì chả cá là món ăn không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ, mâm cơm. nhà nào cũng chuẩn bị cho gia đình mình một số lượng dự trữ nhất định để sử dụng trong những ngày tết, hoặc làm quà biếu tặng cho bạn bè, họ hàng, người thân. Trong những năm gần đây, đời sống và kinh tế thay đổi, người Vân Đình không còn nhiều thời gian để chăm chút cho đặc sản này, vì mức độ cầu kỳ, tỷ mỉ, nhiều công đoạn chế biến rất mất nhiều thời gian để có một món chả cá thơm ngon. Chính vì vậy, nhiều thế hệ trẻ ngày nay không còn nắm giữ được các bí quyết và cách chế biến đặc sản chả cá Vân Đình.
Các bước thực hiện Cá thái miếng rồi ướp với nước mắm, hạt tiêu, thì là, hành... - Cá đồng tươi sẽ làm miếng chả cá dai và ngon hơn - Cá thái miếng, ướp với nước mắm, hạt tiêu, thì là, hành đã thái nhỏ, 1 thìa dầu ăn. - Xay lần 1 thật nhuyễn. Đảo cho cá đều. - Dùng thìa to bản quết lên quết xuống khoảng 15 phút để tạo độ dai cho chả. - Đổ dầu vào ngập chảo, đun cho nóng già. - Năn viên chả vừa miệng ăn, sau đó ấn dẹt xuống, rồi thả vồ dán ( Hoặc tạo thành bánh to, nhỏ theo kích thước riêng) Cứ làm như vậy đến khi đầy chảo. Khi chả nổi lên thì dùng đũa đảo cho chả chín đều các mặt. Khi chả vàng đều các mặt thì vớt ra rổ thưa cho ráo mỡ. Chả cá có thể ăn cùng với cơm nóng hoặc để nấu bún cá đều ngon cả.
Vịt quay Bắc Kinh và lá bánh ngô
Miếng thịt ngọt mềm kết hợp với các loại củ quả thái sợi, nước tương có vị tỏi ớt được cuốn trong lá bánh ngô mang phong vị của món tortilla từ xứ Mexico xa xôi. Món ăn hòa quện giữa 2 nền ẩm thực Á - Mỹ Latin.
Các bước thực hiện
|
Cơm ngon với món trứng cút kho mặn
Vị mằn mặn, beo béo của trứng cút ngon tuyệt vời
|
Nguyên liệu:
- 20 trứng cút
- Nước tương, đường, dầu ăn.
|
|
Bước 1:
Trứng cút luộc chín, cho vào tô nước lạnh hoặc vào rổ, xóc đều để vỏ trứng dập, bóc sẽ dễ hơn.
|
|
Lột sạch vỏ trứng. |
|
Bước 2:
Làm nóng dầu trong chảo, cho trứng cút vào chiên vàng.
|
|
Bạn nên dùng đũa trở thường xuyên cho trứng được phồng đều thì lấy trứng ra bát, để riêng.
|
|
Bước 3:
Tiếp tục làm nóng chảo với chút dầu ăn, một thìa canh đường.
|
|
Chờ đường chuyển sang màu vàng nâu... |
|
... bạn cho trứng cút đã chiên vào, đảo đều, nêm chút nước tương cho vừa miệng rồi đun cho cạn nước và tắt bếp là xong. |
Hầu
như mỗi chúng ta ai cũng có những món ăn gắn liền với ký ức. Có thể đó
là nồi cá kho tộ gợi nhớ bàn tay tảo tần của mẹ, là chõ xôi nếp từ góc
bếp của bà mỗi sớm mai. Riêng mình, món trứng cút kho là món ăn luôn
gắn liền với ký ức về một thời sinh viên tuy thiếu thốn nhưng đầy ắp
tiếng cười.
Món
trứng cút kho dùng với cơm nóng rất đưa cơm và lạ miệng. Đến bây giờ
thi thoảng mình vẫn hay làm lại món trứng cút kho như một cách hồi
tưởng lại những bữa cơm ký túc xá quây quần cùng bè bạn thời đi học. Vị
mằn mặn, beo béo của trứng cút luôn làm mình nhớ đến nồi cơm lúc nào
cũng cạn veo nhưng tiếng cười thì đầy ắp! Đôi khi bận rộn không có thời
gian nhiều để chuẩn bị cơm cho gia đình, bạn hãy thử làm món trứng cút
kho mặn này nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét