Bánh quai vạc dùng nóng hay nguội thì vẫn giòn và mùi thơm của nhân không hề thay đổi.
Không
ai biết bánh này có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết đây là món ăn phổ biến
của các tỉnh miền Nam, nhất là tại các khu phố người Hoa. Cái tên bánh
quai vạc cũng xuất phát từ hình dáng giống cái quai của cái vạc.
Xuất
phát từ nhiều vùng miền khác nhau nên cách làm và thưởng thức mỗi nơi
mỗi khác. Với các tỉnh thuộc Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận…
bánh được luộc chứ không có chiên, ăn kèm với nước mắm ớt. Vào các tỉnh
phía Nam, bánh được chiên, nướng hoặc hấp và ăn kèm với tương ớt hoặc
tương cà tùy theo sở thích của mỗi người.
Bánh chiên giòn với nhân tôm thịt thơm ngon đầy hấp dẫn. |
Bánh
đơn giản với lớp vỏ bột bọc bên trong là nhân thịt, nhưng để làm được
chiếc bánh như vậy đòi hỏi sự khéo tay. Quan trọng nhất là khâu nhồi
bột, sự pha trộn hợp lý giữa bột mì và bột năng để vỏ bánh có độ dẻo,
giòn mà không dai. Khi cắt đôi có thể thấy được từng lớp vỏ xếp chồng
lên nhau, đó cũng là sự giải thích vì sao bánh quai vạc còn có tên gọi
là bánh xếp.
Nhân bánh thường có cả hai loại
nhân mặn và ngọt. Với bánh ngọt thì nhân thường được làm từ đậu xanh
hoặc dừa, nhân mặn thì phong phú hơn với thịt, mộc nhĩ, trứng cút, tôm,
củ đậu cắt nhỏ và nêm nếm gia vị cay cay nên vừa ngon mà lại không cho
cảm giác ngán.
Bánh quai vạc chiên giòn có màu
vàng trông thật hấp dẫn, bánh béo tròn chứa đầy nhân tôm thịt, trứng
cút khiến cho cái bụng đang đói sau một ngày làm việc không thể cưỡng
lại được. Vì là những xe bánh vỉa hè nên người bán sẽ chiên sẵn và để
trong tủ kính. Có để nguội thì vỏ bánh vẫn giòn và thơm ngon.
Ở
Sài Gòn vào những chiều tan tầm, bạn sẽ thấy các xe bánh quai vạc được
bán trên các vỉa hè, tập trung nhiều nhất ở khu phố người Hoa (quận 5),
đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), đường Lê Quang Định (quận Gò Vấp)…
hay tại các công viên trong thành phố. Mỗi cái bánh có giá từ 5.000
đồng đến 7.000 đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét