Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Chè đậu ngự lá dứa

Chè đậu ngự lá dứa


Chè đậu ngự vốn là món tráng miệng được yêu thích, hòa quyện với mùi thơm của lá dứa mang đến cảm giác mới lạ.

Nguyên liệu

Đậu ngự 500 gr
Lá dứa 1/2 bó
Đường



Các bước thực hiện

1 Lột vỏ đậu ngự và rửa sạch, để ráo

click vào để xem với kích thước thật


Ngâm lá dứa khoảng 10’ rồi cũng rửa sạch, nhất là kẽ lá, để ráo

click vào để xem với kích thước thật


Chuẩn bị xoong nấu chè, cuốn lá dứa thnàh một bó để sau khi nấu xong, vớt ra dễ hơn. Lót lá dứa vào nồi, trút đậu vào nồi.

click vào để xem với kích thước thật

Nấu đậu trong khoảng 20’ với lửa vừa phải

click vào để xem với kích thước thật


Đến khi nước hơi sôi thì cho đường vào, chú ý: nên cho đường khi đậu vẫn còn hơi cứng để khi nấu xong, đậu ngấm đường vẫn không bị nát.

click vào để xem với kích thước thật


Sau khi cho đường, thì gắp bỏ lá dứa ra ngoài, nấu với lửa nhỏ khoảng 5’ nữa thì tắt bếp, múc ra chén.

click vào để xem với kích thước thật


Món này có thể ăn nóng vào những ngày trời lạnh, hoặc để nguội và ăn với đá vào những ngày trời oi nồng cũng rất ngon. Nếu muốn vị chè thanh hơn, bạn có thể thay đường cát trắng bằng đường phèn.
Chúc các bạn ngon miệng



Bún nước lèo Sóc Trăng

Có dịp về Sóc Trăng, tôi mới được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của vùng đất nằm ở miền Nam Việt Nam. Dù được chiêu đãi nhiều món mang đậm phong vị quê hương, nhưng có lẽ món bún nước lèo để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất.




- Cũng như nhiều món bún khác, nguyên liệu, thành phần của món bún này là bún, nước dùng, các loại thực phẩm và gia vị ăn kèm, rau sống các loại. Nhưng khác với bún riêu,bún mọc, bún thang, bún ốc… món bún này ăn với nước lèo được làm từ một số loại mắm cá mà phổ biến nhất là mắm cá hóc kết hợp với một số gia vị khác như sả, ớt. Chính loại nước dùng đặc biệt này đã thu hút, níu chân thực khách khi đã một lần ăn qua như tôi.

- Nước lèo được nấu từ một số loại mắm như mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm bò hóc, cá kèo, cá lóc hoặc lươn. Đầu tiên phải đem con mắm nấu trong nước sôi cho đến khi thịt mắm đã rã ra hết, lọc bỏ xương lấy nước để riêng. Phần nước đó nấu chung với nước luộc gà hoặc xương heo cho sôi. Tuy nấu từ mắm cá nhưng khi thưởng thức ta không hề ngửi thấy mùi tanh, bởi trong quá trình chế biến người nấu đã cho vào nồi nước lèo khoảng một nắm nhỏ sả cây và vài tép ngải bún ( một loại giống của nghệ nhưng màu đậm hơn nghệ) để khử mùi mắm cá. Khi nước sôi ta chú ý vớt bọt để nồi nước lèo không bị đục.

- Nêm nếm nước lèo cũng phải sao cho vừa ăn, không nhạt quá mà cũng không mặn quá. Đôi khi người nấu cũng dùng nước dừa thay cho đường, nước lèo cũng thơm hơn, ngon hơn. Sau khi hoàn tất việc nêm nếm, ta tắt bếp nồi nước lèo, sau đó để nguội và cặn mắm lắng dần xuống đáy nồi. Lấy phần nước trong đã gạn sạch cặn mắm nấu sôi lên là ta đã được một nồi nước lèo như ý cho món ăn này.
Bún nước lèo còn được ăn kèm chung với một số loại thực phẩm khác như thịt, cá, tôm và rau. Cá thì dùng thịt cá lóc đã xử lý hết xương, tôm tươi lột vỏ, thịt heo xắt nhỏ…Rau sống thì có rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, giá hẹ, rau húng quế, chanh và ớt.

- Thưởng thức một tô bún nước lèo nóng hổi, lẫn mùi thơm của sả với ngải bún, có vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi cùng với vị cay của ớt, bạn sẽ cảm nhận được tất cả hương vị tinh tế có trong món ăn này.

- Là một đặc sản ẩm thực có xuất xứ từ người Khmer, bởi vì nguyên liệu chính của món bún này là mắm. Món mắm này xuất phát từ người Khmer, Campuchia và nó đã trở thành gia vị làm nên món ăn đặc sản của vùng Sóc Trăng. Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa và Khmer, bún nước lèo trở thành món ăn không chỉ của riêng người dân Sóc Trăng mà còn là món ăn phổ biến của các dân tộc miền Nam. Có thể kể đến bún nước lèo Cà Mau, Rạch Giá, Kiên Giang nhưng ngon nhất phải nhắc tới bún nước lèo Sóc Trăng ( dùng mắm) và bún nước lèo Trà Vình (dùng mắm bò hóc).




Bún nước lèo Sóc Trăng là một món ăn Nam bộ đặc trưng rất ít dầu mỡ, giàu đạm, ăn kèm các loại rau nên nhiều chất xơ. Để nấu món này, nên có cây ngải bún vì đây là gia vị khử mùi tanh của mắm và làm thơm nước lèo.

Nguyên liệu

Mắm sặc ngon 500 gr
Tép bạc đất 500 gr
Cá lóc 700 gr
Thịt heo quay 200 gr
Ngải bún, đập dập 200 gr
Sả, đập dập 2 cây
Dừa xiêm 2 trái
Hẹ 100 gr
Giá 200 gr
Rau thơm,bắp chuối, rau muống, chanh, ớt
Đường, muối
Bún 1 kg



Các bước thực hiện


Mắm sặc nấu với 1 lít nước, sôi hớt bọt kỹ, lọc bỏ xương lấy nước.
Cho nước mắm vào nấu chung với nước luộc tép, cá, nước dừa xiêm và thêm nước lã cho đủ 10 tô.
Sau đó cho ngải bún, sả cây vào nấu sôi, đây là giai đoạn quan trọng phải hớt bọt thật kỹ thì nồi nước lèo mới trong. Nêm nếm lại cho vừa ăn là được.

Cho bún đã trụng vào tô, xếp cá đã gỡ bỏ xương, thịt heo quay cắt miếng mỏng, tép, cho thêm hẹ cắt khúc cỡ 2cm lên trên mặt.
Múc nước lèo sôi cho vào tô ăn kèm với rau ghém, chanh, ớt.

click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật

Tôm rang me


Với nguyên liệu chính là tôm càng xanh, bạn có thể dễ dàng chế biến được một món ăn có hương vị khá hấp dẫn, làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.




Nguyên liệu:

- 500g tôm càng xanh lớn
- 50g me chín
- 1 muỗng canh sả, ớt và tỏi xay nhuyễn
- 250ml dầu ăn
- 50g đường, muối tiêu, muối, giấy nhôm
.
Thực hiện:

- Tôm càng xanh rửa, thấm khô, xóc đều với muối tiêu.
- Giấy nhôm cắt thành những miếng chữ nhật có chiều dài vừa với kích thước con tôm, cuốn chặt từng con vào giữa các miếng giấy nhôm, chỉ cuốn phần thân.
- Nấu sôi dầu ăn trong chảo, cho tôm vào chiên nhanh trên lửa lớn, tôm chuyển sang mầu đỏ vớt ra rổ có lót giấy thấm dầu, bóc bỏ giấy nhôm.
- Cho me chén vào tô nhỏ, cho nước nóng vào ngập 1 cm, dùng muỗng tán nhuyễn, lược qua rây lấy nước cốt.
- Phi vàng sả, ớt và tỏi với dầu ăn, cho nước me + muối + đường vào khuấy đều trên lửa nhỏ 5 phút, cho tôm vào, rang tôm trên lửa nhỏ cho đến khi nước me sánh lại.
- Bày tôm rang me vào đĩa, dọn dùng nóng.




click vào để xem với kích thước thật


click vào để xem với kích thước thật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét