Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

TRỊ BỆNH

Người già rất dễ mắc nhiều bệnh,ngoài việc thường xuyên vận động cơ thể thì người già còn phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng.

Những bệnh thường hay gặp ở người già thường là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản. Các bệnh về đường tiêu hóa như: ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Những bệnh liên quan đến hệ thống tuần hoàn như: bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Bệnh loãng xương hay bệnh cao mỡ máu… cũng là những bệnh thường thấy ở người già.
Vì thế, khi chăm sóc người già, cần xem xét chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa bệnh.
Bớt muối để giảm cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người già. Vì thế trong chế độ ăn của người già nên điều chỉnh lượng muối phù hợp. Chỉ nên ăn lượng muối dưới 4-5g/ngày.
Bên cạnh đó, nên giảm thức ăn có hàm lượng natri lớn như các thực phẩm đóng gói, đóng hộp. Bổ sung hàm lượng kali trong các loại thực phẩm như: chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi, dưa leo (chuột), nho, táo… để duy trì huyết áp ổn định.

Để có giấc ngủ ngon
Người già thường bị chứng mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ thường ngắn và không sâu. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, nên chọn những loại thức ăn có khả năng giúp cho người già có một giấc ngủ ngon hơn như: rau nhút, hạt sen, củ sen, củ súng, nhãn, táo, nước ép chua. Hoặc một ly sữa ấm trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp người già ngủ ngon giấc hơn.

Đề phòng táo bón
Táo bón được xem là căn bệnh kinh niên ở người già, nguyên nhân là do người già ít vận động, ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước. Chính vì thế, người già cần phải chú ý bổ sung thêm nhiều rau quả để bổ sung chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa như: cam, quýt, cải bắp, súp lơ, cải ngọt…
Ngoài những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa thì thói quen ăn nhiều rau quả tươi cũng có tác dụng giúp người già tăng cường sức đề kháng. Rau quả tươi cung cấp thêm nhiều vitamin cho cơ thể cũng như bổ sung đầy đủ các yếu tố vi lượng và các chất chống oxy hóa.

Ngăn ngừa loãng xương
Bệnh loãng xương là bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người già. Khi bị loãng xương, người già sẽ bị đau nhức xương, đau lưng, đau các khớp xương và hậu quả xấu có thể là bị rạn, nứt hay gãy xương.
Vì thế, cần bổ sung các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, vitamin D. Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương.

Tim mạch
Bệnh tim mạch thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân tử vong cao nhất ở người  trên 65 tuổi. Hãy chủ động đề phòng và ngăn ngừa bệnh tái phát đối với căn bệnh này.
Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin - có tác dụng điều hòa sự chuyển hóa chất bột, chất mỡ, tái tạo tế bào, hạn chế phát triển vữa xơ động mạch. Thực phẩm giàu vitamin C dễ bổ sung như ớt vàng ta, ớt xanh to, rau đay, rau dền, rau ngót, quýt, cam, chanh, bưởi, đu đủ chín, xoài, ổi... Vitamin PP bảo vệ thành mao mạch, có nhiều trong cam, quýt, chanh, bưởi, chè tươi. Đặc biệt có thể dùng nước sắc hoa hòe, 6g/ngày. Vitamin U có tác dụng bảo vệ thành mạch chống vữa xơ động mạch, làm giảm cholesterol máu. Chất này có nhiều trong bắp cải.
Ngoài ra cần bổ sung thêm nhiều đậu tương vì trong đậu tương có nhiều lecitin và dầu thực vật không bão hòa là thức ăn tốt làm giảm cholesterol trong máu.



Những kiêng kỵ khi ăn thịt gà


Từ lâu thịt gà là món ăn thường nhật và khoái khẩu của người dân. Thế nhưng, để dùng theo góc độ khoa học và quan điểm của Đông y thì không phải ai cũng biết.

Nhiều khi chỉ sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng thì ngoài làm mất giá trị dinh dưỡng có thể gây hậu quả đáng tiếc.

Sau đây xin giới thiệu một số thực phẩm gia vị không nên phối hợp với thịt gà để bạn đọc tham khảo.

Kiêng tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.

Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.

Những kiêng kỵ khi ăn thịt gà

Cần phối hợp các thực phẩm, gia vị đúng với thịt gà để không làm mất
giá trị dinh dưỡng. (ảnh minh họa)
Kiêng muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.

Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.

Kiêng ăn thịt chó và gan chó: Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ "úng khí" sinh chứng kiết lỵ. Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.

Kiêng ăn với cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

Nếu không may mắc chứng bạch thốn trùng lấy một nắm cơm nếp đốt cháy cho ăn sẽ trừ được.

Không ăn với cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.

Không ăn với mận: Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.





Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, phù nề...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét